Trắc nghiệm kinh tế vi mô 1

Please follow and like us:

Xem thêm: Tại đây
CHỦ ĐỀ I
1. Kinh tế vi mô nghiên cứu vấn đề nào sau đây:
a. Lạm phát
b. Thất nghiệp
c. Chính sách tiền tệ
d. Chính sách tài khoá
e. Không có vấn đề nào trên đây
2. Mỗi xã hội cần phải giải quyết vấn đề kinh tế nào sau đây:
a. Sản xuất cái gì?
b. Sản xuất như thế nào?
c. Sản xuất cho ai?
d. Tất cả các vấn đề trên.
e. Chỉ giải quyết vấn đề sản xuất cái gì.
3. Vấn đề khan hiếm:
a. Chỉ tồn tại trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
b. Chỉ tồn tại trong nền kinh tế dựa vào cơ chế kinh tế hỗn hợp.
c. Tồn tại vì nhu cầu của con người không thể được thoả mãn với các nguồn lực hiện có.
d. Không phải điều nào ở trên.
4. Yếu tố nào sau đây không bao hàm trong chi phí cơ hội để có thể được học trung cấp
kinh tế của một học sinh
a. Lương mà bạn có thể kiếm được nếu không đi học
b. Tiền chi phí cho sách giáo khoa
c. Tiền chi cho ăn uống
d. Tiền học phí
e. Tất cả các khoản trên
5. Nếu một người ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận biên của
sự lựa chọn thì hành vi hợp lý là
a. Chọn quyết định khi mà lợi ích cận biên lớn hơn chi phí cận biên
b. Chọn quyết định khi mà chi phí cận biên bằng lợi ích cận biên
c. Chọn quyết định khi mà lợi ích cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên
d. Tất cả đều sai.
6. Trong mô hình dòng luân chuyển
a. Các doanh nghiệp luôn trao đổi hàng hoá lấy tiền.
b. Các hộ gia đình luôn trao đổi tiền lấy hàng hoá.
c. Các hộ gia đình là người bán trên thị trường yếu tố và là người mua trên thị trường
hàng hoá.
d. Các doanh nghiệp là người mua trên thị trường hàng hoá và là người bán trên thị
trường yếutố.
e. Không có câu nào đúng
7. Trong hệ thống kinh tế hỗn hợp, các vấn đề kinh tế cơ bản được giải quyết:
a. Thông qua các kế hoạch của Nhà nước
b. Thông qua thị trường
c. Thông qua thị trường và kế hoạch của Nhà nước
d. Không câu nào đúng.
e. Tất cả đều đúng.
8. Qui luật chi phí cơ hội tăng dần ứng với
a. Đường giới hạn khả năng sản xuất cong lồi ra ngoài
b. Đường giới hạn khả năng sản xuất cong lõm vào trong
c. Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường thẳng dốc xuống
d. Không có dạng đường nào trên đây
CHỦ ĐỀ II
9. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, luật cầu cho biết:
a. Giá hàng hoá tăng thì lượng cầu giảm
b. Giá và lượng cầu có quan hệ thuận chiều
c. Giá hàng hoá tăng thì lượng cầu tăng
c. Tất cả các câu trên
10. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, luật cung cho biết:
a. Giá hàng hoá giảm thì lượng cung tăng
b. Giá và lượng cung có mối quan hệ ngược chiều
c. Giá hàng hoá tăng thì lượng cung giảm
d. Tất cả các câu trên đều sai
11. Đường cầu dốc xuống về phía phải là do:
a. Khi thu nhập tăng thì lượng cầu sẽ tăng
b. Giá và lượng cầu có mối quan hệ ngược chiều
c. Luật cung qui định
d. Lợi thế so sánh
12. Đường cung dốc lên trên về phía phải là do:
a. Khi thu nhập tăng thì lượng cung sẽ tăng
b. Giá và lượng cung có mối quan hệ thuận chiều
c. Luật cầu qui định
e. Lợi thế so sánh
13. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, luật cung cho biết:
a. Giá giảm làm lượng cung giảm
b. Giá tăng làm lượng cung giảm
c. Chi phí sản xuất giảm sẽ làm cung tăng
d. Chi phí sản xuất tăng sẽ làm giá tăng
14. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, luật cầu cho biết:
a. Giá giảm làm lượng cầu tăng
b. Giá tăng làm lượng cầu tăng
d. Thu nhập giảm sẽ làm cầu giảm
d. Thu nhập tăng sẽ làm cầu tăng
15. Yếu tố nào sau gây ra sự vận động dọc theo đường cầu
a. Thu nhập
b. Giá hàng hoá liên quan
c. Giá của bán thân hàng hoá
d. Thị hiếu
16. Yếu tố nào sau gây ra sự vận động dọc theo đường cung
a. Chi phí sản xuất thay đổi
b. Số lượng người bán
c. Giá của bán thân hàng hoá
d. Chính sách điều tiết của Chính phủ
17. Yếu tố nào sau sẽ làm dịch chuyển đường cầu rượu vang sang phải
a. Thu nhập tăng
b. Giảm giá rượu sâm banh (hàng hoá thay thế)
c. Giảm giá rượu vang
d. Tăng giá gà KFC (hàng hoá bổ sung)
18. Yếu tố nào sau sẽ làm dịch chuyển đường cầu rượu vang sang trái
a. Thu nhập giảm
b. Tăng giá rượu sâm banh (hàng hoá thay thế)
c. Tăng giá rượu vang
d. Giảm giá gà KFC (hàng hoá bổ sung)
19. Khi giá thịt bò tăng sẽ gây ra:
a. Tăng cầu thịt gà (hàng hoá thay thế)
b. Tăng cầu về khoai tây rán (hàng hoá bổ sung)
c. Tăng lượng cầu về thịt bò
d. Câu a và c đúng
20. Thu nhập tăng sẽ gây ra:
a. Tăng cầu về bánh rán nếu bánh rán là hàng hoá cấp thấp
b. Tăng cầu về bánh rán nếu bánh rán là hàng hoá thông thường
c. Tăng cung về bánh rán
e. Giảm cung về bánh rán
21. Yếu tố nào sau đây không làm địch chuyển đường cầu về cà phê:
a. Giá của cà phê.
b. Thị hiếu.
c. Thu nhập của người tiêu dùng.
d. Giá của chè.
22. Yếu tố nào sau đây làm địch chuyển đường cầu về cà phê:
a. Sở thích về cà phê thay đổi.
b. Giá của chè.
c. Thu nhập của người tiêu dùng tăng.
d. Tất cả các yếu tố trên.
23. Đường cầu cá nhân về xe máy không dịch chuyển khi:
a. Giá xe máy tăng.
b. Giá vé của xe buýt tăng.
c. Giá của xăng tăng.
d. Thuế trước bạ đánh vào người mua xe máy tăng.
24. Sự thay đổi nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu về thuê nhà:
a. Thu nhập của người tiêu dùng.
b. Quy mô gia đình và dân số.
c. Giá thuê nhà.
d. Cả a và b.
25. Đường cầu dốc xuống phản ánh:
a. Chi phí cơ hội không đổi c. Luật cung
b. Luật cầu. d. Không câu nào đúng
26. Đường cung dốc lên phản ánh:
c. Chi phí cơ hội không đổi c. Luật cung
d. Luật cầu. d. Không câu nào đúng
27. Yếu tố nào sau không ảnh hưởng đến lượng hàng hoá mà một người muốn mua:
a. Giá của hàng hoá đó.
b. Độ co giãn của cung.
c. Thị hiếu của anh ta.
d. Thu nhập của anh ta.
28. Thiếu hụt thị trường có nghĩa là:
a. Cầu tăng khi giá tăng
b. Lượng cầu lớn hơn lượng cung
c. Lượng cung lớn hơn lượng cầu
d. Lượng cầu nhỏ hơn lượng cân bằng
29. Dư thừa thị trường:
a. Tồn tại nếu giá cao hơn giá cân bằng
b. Là chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cung
c. Là chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cân bằng
d. Là chênh lệch giữa lượng cung và lượng cân bằng
30. Nếu cung tăng thì:
a. Giá và lượng cân bằng đều tăng
b. Giá và lượng cân bằng đều giảm
c. Giá cân bằng giảm nhưng lượng cân bằng tăng
d. Giá cân bằng tăng nhưng lượng cân bằng giảm
31. Nếu cung giảm thì:
a. Giá và lượng cân bằng đều tăng
b. Giá và lượng cân bằng đều giảm
c. Giá cân bằng giảm nhưng lượng cân bằng tăng
d. Giá cân bằng tăng nhưng lượng cân bằng giảm
32. Nếu cầu tăng thì:
a. Giá và lượng cân bằng đều tăng
b. Giá và lượng cân bằng đều giảm
c. Giá cân bằng giảm nhưng lượng cân bằng tăng
d. Giá cân bằng tăng nhưng lượng cân bằng giảm
33. Nếu cầu giảm thì:
a. Giá và lượng cân bằng đều tăng
b. Giá và lượng cân bằng đều giảm
c. Giá cân bằng giảm nhưng lượng cân bằng tăng
d. Giá cân bằng tăng nhưng lượng cân bằng giảm
34. Trong mô hình cung-cầu điều gì xảy ra khi đường cung dịch chuyển sang phải:
a. Giá tăng và lượng cung giảm.
b. Giá giảm và lượng cầu tăng.
c. Lượng cầu không đổi còn giá và lượng cung giảm
d. Không có điều nào ở trên
35. Trong mô hình cung-cầu điều gì xảy ra khi đường cung dịch chuyển sang trái:
a. Giá tăng và lượng cung tăng. b. Giá giảm và lượng cầu giảm.
c. Lượng cầu không đổi,giá và lượng cung tăng d. Không có điều nào ở trên
36. Nếu cả cung và cầu đều tăng thì:
a. Giá và lượng cân bằng tăng hoặc không đổi nhưng lượng cân bằng tăng
b. Giá cân bằng tăng nhưng lượng cân bằng tăng hoặc giảm
c. Giá cân bằng có thể tăng, giảm
d. Giá và lượng cân bằng đều giảm
37. Nếu cả cung và cầu đều giảm thì:
a. Giá và lượng cân bằng tăng
b. Giá cân bằng tăng nhưng lượng cân bằng tăng hoặc giảm
c. Giá cân bằng có thể tăng, giảm hoặc không đổi nhưng lượng cân bằng giảm
d. Giá và lượng cân bằng đều giảm
38. Nếu cung tăng và cầu giảm thì:
a. Giá và lượng cân bằng tăng
b. Giá cân bằng tăng nhưng lượng cân bằng tăng hoặc giảm
c. Lượng cân bằng có thể tăng, giảm hoặc không đổi nhưng gía cân bằng giảm
d. Giá và lượng cân bằng đều giảm
39. Nếu cung giảm và cầu tăng thì:
a. Giá và lượng cân bằng tăng
b. Giá cân bằng tăng nhưng lượng cân bằng tăng hoặc giảm
c. Lượng cân bằng có thể tăng, giảm hoặc không đổi nhưng gía cân bằng tăng
d. Giá và lượng cân bằng đều giảm
40. Hạn hán có thể:
a. Gây ra sự vận động dọc theo đường cung về gạo.
b. Làm tăng cầu đối với gạo
c. Làm đường cung về gạo dịch chuyển sang trái.
d. Làm giảm giá hàng hoá thay thế cho gạo.
41. Thời tiết thuận lợi có thể sẽ
a – Gây ra sự vân động dọc theo đường cung lúa gạo tới mức giá cao hơn.
b – Gây ra cầu tăng làm cho giá lúa gạo cao hơn.
c – Làm cho cầu đối với lúa gạo giảm xuống.
d – Làm cho đường cung đối với lúa gạo dịch chuyển lên trên sang bên trái.
42. Nếu cả cung và cầu đều tăng, thì giá thị trường sẽ:
a. Không thay đổi c. Giảm.
b. Tăng . d. Cả a,b,c.
43. Nếu cả cung và cầu đều giảm, thì giá thị trường sẽ:
a. Không thay đổi c. Giảm.
b. Tăng . d. Cả a,b,c.
44. Nếu cung tăng và cầu giảm thì, giá thị trường sẽ:
a. Không thay đổi c. Giảm.
b. Tăng . d. Cả a,b,c.
45. Nếu cung giảm và cầu tăng thì, giá thị trường sẽ:
a. Không thay đổi c. Giảm.
b. Tăng . d. Cả a,b,c.
46. Nếu cả cung và cầu đều tăng, thì lượng cân bằng của thị trường sẽ:
a. Không thay đổi c. Giảm.
b. Tăng . d. Cả a,b,c.
47. Nếu cả cung và cầu đều giảm, thì lượng cân bằng của thị trường sẽ:
a. Không thay đổi c. Giảm.
b. Tăng . d. Cả a,b,c.
48. Nếu cung tăng và cầu giảm thì, lượng cân bằng của thị trường sẽ:
a. Không thay đổi c. Giảm.
b. Tăng . d. Cả a,b,c.
49. Nếu cung giảm và cầu tăng thì, lượng cân bằng của thị trường sẽ:
a. Không thay đổi c. Giảm.
b. Tăng . d. Cả a,b,c.
50. Hàng hoá cấp thấp là hàng hoá có lượng cầu ở các mức giá:
a. Tăng khi thu nhập tăng. c. Tăng khi giá giảm.
d. Tăng khi giá tăng. b. Giảm khi thu nhập tăng.
51. Hàng hoá thông thường là hàng hoá có lượng cầu ở các mức giá:
a. Tăng khi thu nhập tăng. c. Tăng khi giá giảm.
d. Tăng khi giá tăng. b. Giảm khi thu nhập tăng.
52. A và B là 2 hàng hoá thay thế trong tiêu dùng, giá hàng hoá A sẽ tăng lên nếu:
a. Cung đối với hàng hoá B giảm xuống.
b. Cung đối với hàng hoá B tăng lên.
c. Chính phủ tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hoá A.
d. Cả a và c.
53. A và B là 2 hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng, giá hàng hoá A sẽ tăng lên nếu:
a. Cung đối với hàng hoá B giảm xuống.
b. Cung đối với hàng hoá B tăng lên.
c. Chính phủ tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hoá A.
d. Cả b và c.
54. A và B là 2 hàng hoá thay thế trong tiêu dùng, giá hàng hoá A sẽ giảm nếu:
a. Cung đối với hàng hoá B giảm xuống.
b. Cung đối với hàng hoá B tăng lên.
c. Chính phủ giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hoá A.
d. Cả b và c.
55. A và B là 2 hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng, giá hàng hoá A sẽ gỉam nếu:
a. Cung đối với hàng hoá B giảm xuống.
b. Cung đối với hàng hoá B tăng lên.
c. Chính phủ tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hoá A.
d. Cả a và c.
56. A và B là 2 hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng, giá hàng hoá A tăng sẽ dẫn đến:
a. Lượng cầu đối với hàng hoá B tăng c. Cầu của hàng hoá B tăng.
b. Cung đối với hàng hoá B tăng. d. Cầu của hàng hoá B giảm.
57. A và B là 2 hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng, giá hàng hoá A giảm sẽ dẫn đến:
a. Lượng cầu đối với hàng hoá B tăng. c. Cầu của hàng hoá B tăng.
b. Cung đối với hàng hoá B giảm. d. Cầu của hàng hoá B giảm.
58. A và B là 2 hàng hoá thay thế trong tiêu dùng, giá hàng hoá A giảm sẽ dẫn đến:
a. Lượng cầu đối với hàng hoá B tăng c. Cầu của hàng hoá B tăng.
b. Cung đối với hàng hoá B giảm. d. Cầu của hàng hoá B giảm.
59. A và B là 2 hàng hoá thay thế trong tiêu dùng, giá hàng hoá A tăng sẽ dẫn đến:
a. Lượng cầu đối với hàng hoá B giảm. c. Cầu của hàng hoá B tăng.
b. Cung đối với hàng hoá B tăng. d. Cầu của hàng hoá B giảm.
60. Nếu cầu một hàng hoá tăng khi thu nhập tăng thì:
a. Hàng hoá đó là hàng hoá bình thường.
b. Hàng hoá đó là hàng hoá thứ cấp.
c. Co dãn của cầu theo thu nhập lớn hơn 0
d. Cả a và c.
61. Nếu cầu một hàng hoá giảm khi thu nhập tăng thì:
a. Hàng hoá đó là hàng hoá bình thường.
b. Hàng hoá đó là hàng hoá thứ cấp.
c. Co dãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 0
d. Cả b và c.
62. Đường cầu cá nhân về đi máy bay không dịch chuyển khi:
a. Giá vé máy bay tăng. c. Nhiều người sợ rủi ro không đi máy bay.
b. Giá vé của tàu hỏa tăng. d. Không có câu nào ở trên.
63. Đường cầu sản phẩm dốc xuống cho biết:
a. Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng sản phẩm đó giảm dần.
b. Lượng cầu và giá thay đổi theo hướng ngược nhau .
c. Độ dốc của đường cầu là âm.
d. Tất cả các điều trên.
64. Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu hàng hoá B về
phía bên trái thì:
a – A và B là hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng.
b – A và B là hàng hoá thay thế trong tiêu dùng.
c – B là hàng hoá cấp thấp.
d – B là hàng hoá bình thường.
65. Cung hàng hoá thay đổi khi:
a – Cầu hàng hoá thay đổi.
b – Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi.
c – Công nghệ sản xuất thay đổi.
d – Sự xuất hiện của người tiêu dùng mới.
66. Lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua không phụ thuộc vào:
a – Giá của hàng hoá đó.
b – Thị hiếu của người tiêu dùng.
c – Giá của hàng hoá thay thế.
d – Không có điều nào ở trên.
67. Chi phí đầu vào để sản xuất ra hàng hoá X tăng lên sẽ làm cho:
a – Cả đường cung và cầu đều dịch chuyển lên trên.
b – Đường cung dịch chuyển xuống dưới.
c – Đường cung dịch chuyển lên trên.
d – Không điều nào ở trên đúng.
68. Điều gì chắc chắn gây ra sự gia tăng của giá cân bằng:
a – Cả cung và cầu đều tăng.
b – Cả cung và cầu đều giảm.
c – Sự tăng lên của cầu kết hợp với sự giảm xuống của cung.
d – Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung.
69. Nếu A và B là hai hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng và chi phí nguồn lực để sản xuất
ra hàng hoá A giảm xuống, thì giá của:
a – Cả A và B đều tăng.
b – Cả A và B đều giảm.
c – A sẽ giảm và B sẽ tăng.
d – A sẽ tăng và B sẽ giảm.
70. Sự thay đổi nào dưới đây dẫn đến dịch chuyển đường cung đối với bia
a. Sự tăng giá nem chua.
b. Sự tăng giá men làm bia.
c. Sự giảm giá rượu vang.
d. Sự tăng thu nhập của khách hàng mua bia.
71. Đối với hàng hoá bình thường, khi thu nhập tăng:
a. Đường cầu dịch chuyển sang trái.
b. Đường cầu dịch chuyển sang phải.
c. Lượng cầu giảm.
d. Chi ít tiền hơn cho hàng hoá đó.
72. Chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 2000 đồng/đơn vị sản phẩm thì
a. Giá thị trường sẽ tăng lên 1000 đồng.
b. Giá thị trường sẽ giảm đi 1000 đồng.
c. Giá thị trường giảm 2000 đồng.
d. Cần có thêm thông tin mới có thể biết được giá thị trường giảm bao nhiêu.
73. Chính phủ đánh thuế người sản xuất 2000 đồng/đơn vị sản phẩm thì
a. Giá thị trường sẽ tăng lên 1000 đồng.
b. Giá thị trường sẽ giảm đi 1000 đồng.
c. Giá thị trường giảm 2000 đồng.
d. Cần có thêm thông tin mới có thể biết được giá thị trường giảm bao nhiêu.
74. Đối với hàng hoá bình thường, khi thu nhập giảm:
a. Đường cầu dịch chuyển sang trái.
b. Đường cầu dịch chuyển sang phải.
c. Lượng cầu tăng.
d. Chi nhiều tiền hơn cho hàng hoá đó.
75. Khi có giá trần:
a. Lượng hàng hóa trao đổi thực tế nhỏ hơn lượng cân bằng
b. Lượng hàng hóa trao đổi thực tế lớn hơn lượng cân bằng
c. Lượng hàng hóa trao đổi thực tế trùng với lượng cân bằng
d. Không câu nào đúng.
76. Khi có giá sàn:
a. Lượng hàng hóa trao đổi thực tế nhỏ hơn lượng cân bằng
b. Lượng hàng hóa trao đổi thực tế lớn hơn lượng cân bằng
c. Lượng hàng hóa trao đổi thực tế trùng với lượng cân bằng
d. Không câu nào đúng.
77. Nếu giá hàng hoá tăng và cầu về hàng hoá khác tăng thì các hàng hoá đó là
a. Thay thế c. Bổ sung
b. Thứ cấp d. Bình thường
78. Cung sẽ không dịch chuyển khi
a. Công nghệ thay đổi b. Giá hàng hoá đang xét thay đổi
c. Số lượng người sản xuất tăng lên d. Tất cả các ý trên đều đúng.
79. Người tiêu dùng chịu phần lớn hơn trong thuế khi cầu là
a. Tương đối không co giãn c. Tương đối co giãn
b. Co giãn đơn vị d. Không câu nào đúng.
80. Người tiêu dùng chịu phần ít hơn trong thuế khi cầu là
a. Tương đối không co giãn c. Tương đối co giãn
b. Co giãn đơn vị d. Không câu nào đúng.
CHỦ ĐỀ III
1. Nếu giá là $10 thì lượng mua là 5400 kg/ ngày và nếu giá là $15 thì lượng mua là
4600kg/ngày, khi đó độ co giãn của cầu theo giá (giá trị tuyệt đối) là:
a. 0,1
b. 0,4
c. 2,7
d. 0,7
e. 2,0
2. Khi thu nhập tăng lên 5% dẫn đến lượng cầu về sản phẩm X tăng 2,5% (điều kiện các
yếu tố
khác không đổi), thì ta có thể kết luận X là
a. Hàng hoá cấp thấp
b. Hàng hoá xa xỉ
c. Hàng hoá thiết yếu
d. Hàng hoá độc lập
e. Hàng hóa bổ sung
3. Nếu ban đầu giá cân bằng của sản phẩm X là P1 = 10đ/sản phẩm, sau khi chính phủ
đánh
thuế t = 3đ/ sản phẩm làm giá cân bằng tăng là P2 = 13đ/ sản phẩm thì ta có thể kết luận
a. Cầu co giãn
b. Cầu không co giãn
c. Cầu hoàn toàn co giãn
d. Cầu hoàn toàn không co giãn
e. Cầu co giãn đơn vị
4. Số liệu của hai hàng hoá X và Y như sau: PY = 8 thì QX = 12; PY = 10 thì QX = 14,
các yếu tố khác không đổi ta có thể kết luận X và Y là:
a. Hai hàng hoá bổ sung
b. Hai hàng hoá thay thế
c. Hai hàng hoá độc lập
d. Hai hàng hoá vừa thay thế, vừa bổ sung
e. Không kết luận được
5. Khi độ co giãn của cầu đối với thu nhập là âm, ta gọi hàng hoá đó là
a. Hàng hoá cấp thấp
b. Hàng hoá thiết yếu
c. Hàng hoá độc lập
d. Hàng hoá tự do
e. Hàng hóa xa xỉ
6. Độ co giãn nào sau đây nói lên sự vận động dọc theo đường cầu chứ không phải dịch
chuyển
đường cầu
a. Độ co giãn của cầu đối với giá
b. Độ co giãn của cung đối với giá
c. Độ co giãn của cầu đối với thu nhập
d. Độ co giãn chéo
e. Tất cả đều đúng
7. Giả sử cầu là co giãn hoàn toàn, nếu đường cung dịch chuyển sang phải sẽ làm cho
a. Giá và lượng cân bằng tăng
b. Giá và lượng cân bằng giảm
c. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân bằng tăng
d. Giá tăng nhưng lượng cân bằng giữ nguyên
e. Giá và lượng cân bằng không đổi
8. Giả sử co giãn của cung theo giá là 1,5. Nếu giá tăng 20% thì lượng cung sẽ
a. Tăng 7,5%
b. Tăng 30%
c. Giảm 30%
d. Tăng 3%
e. Tăng 40%
9. Co giãn của cung trong dài hạn lớn hơn co giãn của cung trong ngắn hạn vì
Trong dài hạn người tiêu dùng có thể tìm ra các hàng hoá thay thế
b. Tỷ lệ thu nhập chi cho hàng hoá nhiều hơn
c. Trong dài hạn số lượng máy móc thiết bị và nhà xưởng có thể thay đổi
d. Một số hàng hoá có thể được sản xuất từ các nguồn đầu vào khan hiếm
e. Tất cả đều sai
10. Khi cả nước được mùa mận thì
a. Người bán mận rất vui vì tổng doanh thu từ mận tăng lên
b. Người bán mận buồn vì tổng doanh thu từ mận giảm xuống
c. Không thể khẳng định được là người bán mận vui hay buồn
d. Người trồng mận sẽ chặt hết các cây khác đi để trồng thêm mận
e. Không câu nào đúng
CHỦ ĐỀ IV
1. Sự lựa chọn của người tiêu dùng bị giới hạn bởi:
a. Đường ngân sách của họ.
b. Thị hiếu của họ.
c. Khả năng tính toán của họ.
d. Công nghệ sản xuất.
e. Không câu nào đúng.
2. Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào:
a. Giá cả tương đối của các hàng hoá.
b. Thu nhập của người sản xuất.
c. Số lượng người tiêu dùng.
d. Hàng hoá đó là cấp thấp hay bình thường.
e. Số người sản xuất.
3. Khi thu nhập thay đổi còn giá hàng hoá giữ nguyên thì:
a. Độ dốc đường ngân sách tăng lên.
b. Độ dốc đường ngân sách giảm đi.
c. Độ dốc đường ngân sách không đổi.
d. Đường ngân sách xoay quanh trục Y.
e. Đường ngân sách xoay quanh trục X.
4. Khi giá hàng hoá biễu diễn ở trục hoành tăng lên còn các yếu tố khác không đổi, độ
dốc của đường ngân sách:
a. Không thay đổi.
b. Tăng lên.
c. Giảm xuống.
d. Không xác định được.
e. Tất cả đều sai.
5. Thu nhập thực tế tính theo hàng hoá là:
a. Thu nhập chia cho lượng hàng hoá tiêu dùng.
b. Thu nhập chia cho giá của hàng hoá đó.
c. Thu nhập quy đổi ra vàng.
d. Thu nhập quy ra ngoại tệ.
e. Tất cả đều đúng.
6. Hàng hoá cấp thấp là hàng hoá có mức:
a. Tiêu dùng tăng khi thu nhập tăng.
b. Tiêu dùng giảm khi thu nhập tăng.
c. Tiêu dùng tăng khi giá giảm.
d. Tiêu dùng tăng khi giá tăng.
e. Tiêu dùng không thay đổi khi giá thay đổi.
7. Đẳng thức nào dưới đây chỉ ra sự tối đa hoá lợi ích đối với hai hàng hoá X1 và X2:
a. MUX1 = MUX2
b. MUX1/MUX2 = PX1/PX2
c. MUX1/PX1 = MUX2/PX2
d. Cả b và c.
e. Không câu nào đúng.
8. Khi các hàng hoá là thay thế hoàn hảo thì:
a. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa các hàng hoá giảm dần.
b. Các đường bàng quan có dạng tuyến tính.
c. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa các hàng hoá là hằng số.
d. Cả b và c.
e. Không điều nào đúng
9. Tỷ lệ thay thế cận biên là:
a. Số lượng hàng hoá Y thay thế cho hàng hoá X bởi người tiêu dùng.
b. Lượng Y mà người tiêu dùng sẵn sàng thay thế cho X để thoã mãn như cũ.
c. Tỷ số giá X và Y.
d. Độ dốc đường ngân sách.
e. Không câu nào đúng.
10. Độ dốc đường bàng quan được coi là:
a. Tỷ lệ thay thế cận biên.
b. Tỷ lệ trao đổi hàng hoá.
c. Tỷ giá tương đối của hàng hoá.
d. Xu hướng tiêu dùng cận biên.
e. Độ dốc đường ngân sách.
CHỦ ĐỀ V
1. Hàm sản xuất cho biết:
a. Số lượng đầu ra tối đa có thể thu được từ các kết hợp đầu vào.
b. Hiệu suất theo quy mô.
c. Sự thay thế lẫn nhau của các yếu tố sản xuất.
d. Tất cả các điều trên đều đúng
e. Các điều trên đều sai.
2. Ngắn hạn là một thời kỳ trong đó:
a. Hãng có ít nhất một yếu tố sản xuất là cố định.
b. Hãng có tất cả yếu tố sản xuất thay đổi.
c. Hãng không thể chấp nhận lỗ tạm thời.
d. Hãng luôn luôn có lãi.
e. Tất cả đều đúng
3. Năng suất bình quân của lao động (APL) là:
a. Số lao động chia cho số sản phẩm.
b. Số sản phẩm chia cho số lao động.
c. Sự thay đổi của sản phẩm do sự thay đổi lao động.
d. Tổng chi phí biến đổi chia cho sản lượng.
e. Không câu nào đúng.
4. Sản phẩm cận biên của một đầu vào là:
a. Chi phí của việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
b. Sản phẩm bổ sung được tạo ra từ việc thuê thêm một đơn vị đầu vào.
c. Chi phí cần thiết để thuê thêm một đơn vị đầu vào.
d. Sản lượng chia cho số đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất.
e. Cả a và c.
5. Nếu tổng chi phí của việc sản xuất 10 đơn vị sản phẩm là 100 đơn vị tiền tệ, và chi phí
cận
biên của đơn vị sản phẩm thứ 11 là 21 đơn vị tiền tệ thì điều nào sau đây là đúng:
a. Tổng chi phí biến đổi của 11 đơn vị sản phẩm là 121 đơn vị tiền tệ.
b. Tổng chi phí cố định là 79 đơn vị tiền tệ.
c. Chi phí biến đổi bình quân của 10 đơn vị sản phẩm là 10 đơn vị tiền tệ.
d. Tổng chi phí bình quân của 11 đơn vị sản phẩm là 11 đơn vị tiền tệ.
e. Tổng chi phí bình quân của 12 đơn vị sản phẩm là 12 đơn vị tiền tệ.
6. Trong số các đẳng thức dưới đây đẳng thức nào là đúng ứng với mức sản lượng tại đó
chi phí
trung bình ATC đạt giá trị cực tiểu:
a. AVC = FC
b. MC = ATC
c. P = AVC
d. MC = AVC
e. Không câu nào đúng.
7. Nếu đường chi phí cận biên nằm phía trên đường chi phí biến đổi trung bình thì khi sản
lượng
tăng lên điều nào dưới đây là đúng:
a. Tổng chi phí trung bình giảm xuống.
b. Chi phí cố định trung bình tăng lên.
c. Chi phí biến đổi trung bình giảm xuống.
d. Chi phí biến đổi trung bình tăng lên.
e. Không có điều nào ở trên là đúng.
8. Chi phí nào trong các chi phí dưới đây không có dạng chữ “U”:
a. Tổng chi phí trung bình.
b. Chi phí biến đổi trung bình.
c. Chi phí cố định trung bình.
d. Chi phí cận biên.
e. Không câu nào đúng.
9. Khi tiền lương lao động trực tiếp tăng
a. Các đường TC, ATC, AVC và MC đều dịch chuyển lên trên.
b. Các đường ATC, AVC, AFC dịch chuyển lên trên.
c. Các đường AFC, AVC, MC dịch chuyển lên trên.
d. Các đường TC, VC và FC dịch chuyển lên trên.
e. Không đường nào dịch chuyển.
10. Lợi nhuận kinh tế là:
a. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí tính toán.
b. Tổng doanh thu trừ chi phí kinh tế.
c. Tổng chi phí kinh tế trừ chi phí kế toán.
d. Lợi nhuận kế toán cộng chi phí kinh tế.
e. Tất cả đều sai.
11. Trong ngắn hạn doanh nghiệp có thể chịu lỗ vì
a. Doanh nghiệp chưa quan tâm đến lãi.
b. Doanh nghiệp muốn mở rộng thị phần.
c. Doanh nghiệp đã bù đắp được một phần chi phí biến đổi.
d. Doanh nghiệp đã bù đắp hết chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định.
e. Tất cả đều sai.
CHỦ ĐỀ VI
1. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo muốn đạt lợi nhuận tối đa cần phải:
a. Cố gắng bán tất cả các sản phẩm đã sản xuất với mức giá cao nhất.
b. Cố gắng sản xuất ở mức sản lượng tại đó chi phí trung bình đạt giá trị cực tiểu.
c. Cố gắng sản xuất và bán ra ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng giá cả.
d. Không câu nào đúng.
e. Tất cả đều đúng.
2. Mức sản lượng làm tối đa hoá tổng doanh thu của một hãng độc quyền là mức sản
lượng có:
a. MR = MC
b. MR = 0
c. MR > 0
d. MR < 0
e. Tất cả các câu trên đều đúng.
3. Trong ngắn hạn, khi cầu giảm, đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo
a. Giá sẽ tăng, lợi nhuận sẽ giảm
b. Giá và lợi nhuận sẽ giảm
c. Giá sẽ giảm, lợi nhuận không đổi
d. Giá sẽ giảm, lợi nhuận sẽ tăng
e. Giá và lợi nhuận sẽ tăng.
4. Trong ngắn hạn, khi cầu tăng, đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo
a. Giá sẽ giảm, lợi nhuận sẽ tăng
b. Giá sẽ tăng, lợi nhuận sẽ giảm
c. Giá tăng sẽ, lợi nhuận không đổi
d. Giá sẽ giảm, lợi nhuận không đổi
e. Giá và lợi nhuận sẽ tăng
5. Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo, đường cầu là
a. Đường nằm ngang
b. Đường doanh thu cận biên
c. Đường doanh thu bình quân
d. Tất cả các đường trên
e. Không câu nào đúng
6. Hãng độc quyền không đặt giá quá cao cho sản phẩm của mình vì
a. Hãng muốn bán nhiều sản phẩm nhất
b. Hãng muốn tăng phúc lợi xã hội
c. Hãng sẽ không thu được lợi nhuận tối đa
d. Hãng muốn chiếm thị phần
e. Không điều nào đúng
7. Khi doanh thu cận biên tại một mức sản lượng nào đó là số âm thì
a. Nhà độc quyền phải tăng sản lượng
b. Cầu tại mức sản lượng đó là không co giãn
c. Cầu tại mức sản lượng đó là co giãn
d. Nhà độc quyền phải đóng cửa sản xuất
e. Cầu tại mức sản lượng đó co giãn bằng 1
8. Nếu đường cung dốc lên và đường cầu dốc xuống trong ngắn hạn thì khi đánh thuế trên
đơn vị
sản phẩm:
a. Người tiêu dùng chịu hoàn toàn mức tăng thuế
b. Người sản xuất chịu hoàn toàn mức tăng thuế
c. Cả người sản xuất và người tiêu dùng cùng chịu tuỳ thuộc vào mức độ co giãn của
cung và cầu hàng hoá.
d. Người sản xuất chịu một nửa và người tiêu dùng chịu một nửa.
e. Không kết luận được.
9. Hãng cạnh tranh độc quyền có
a. Sản phẩm đồng nhất.
b. Sản phẩm độc quyền.
c. Sản phẩm khác biệt.
d. Sản phẩm không có hàng hoá thay thế.
e. Tất cả đều đúng.
10. Đặc điểm nào dưói đây không phải của cạnh tranh độc quyền
a. Ngành gồm nhiều hãng.
b. Các hãng chọn sản lượng ở mức chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên .
c. Các hãng có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận .
d. Sản phẩm của các hãng trong ngành là giống hệt nhau.
e. Sản phẩm của hãng có hàng hoá thay thế.
11. Hãng cạnh tranh độc quyền trong dài hạn sẽ
a. Sản xuất và thu được lợi nhuận dương.
b. Ngừng sản xuất vì bị lỗ.
c. Sản xuất với công suất dư thừa.
d. Sản xuất sản lượng có ATCmin.
e. Tất cả đều sai.
12. Hãng độc quyền tập đoàn có
a. Cản trở xâm nhập bằng không.
b. Cản trở xâm nhập rất nhỏ.
c. Cản trở xâm nhập đáng kể.
d. Cản trở xâm nhập vô cùng lớn.
e. Tất cả đều đúng.
13. Theo lý thuyết đường cầu gẫy của độc quyền tập đoàn, tại mức sản lượng tương ứng
với
điểm gẫy
a. Đường chi phí trung bình của hãng bị gián đoạn.
b. Đường chi phí cận biên bị gián đoạn.
c. Đường doanh thu trung bình bị gián đoạn.
d. Đường doanh thu cận biên bị gián đoạn.
e. Tất cả câu trên đều đúng
CHỦ ĐỀ VII
1. Giả sử ở Việt Nam, mức giá trong nước của cà chua khi không có thương mại quốc
tế cao hơn mức giá thế giới. Điều này chứng tỏ rằng trong việc sản xuất cà chua thì
a. Việt Nam có lợi thế so sánh so với các nước khác và Việt Nam nên nhập khẩu cà chua
b. Việt Nam có lợi thế so sánh so với các nước khác và Việt Nam nên xuất khẩu cà chua
c. Các nước khác có lợi thế so sánh so với Việt Nam và Việt Nam nên nhập khẩu cà chua
d. Các nước khác có lợi thế so sánh so với Việt Nam và Việt Nam nên xuất khẩu cà chua
2. Nếu mức giá thép trên thị trường thế giới cao hơn mức giá trong nước khi không có
thương mại thì nước này nên
a. Xuất khẩu thép, vì nước đó có lợi thế so sánh trong sản xuất thép
b. Nhập khẩu thép, vì nước đó có lợi thế so sánh trong sản xuất thép
c. Không nhập khẩu hay xuất khẩu thép, vì nước đó không thể thu được lợi ích từ thương
mại
d. Không nhập khẩu hay xuất khẩu thép, vì nước đó đã có thể sản xuất thép với chi phí rẻ
hơn so với các nước khác
3. Nước A không cho phép thương mại quốc tế. Ở nước này, người ta có thể mua 1
cân cá với giá là 2 cân thịt bò. Ở các nước khác, người ta có thể mua 1 cân cá với giá
là 1,5 cân thịt bò. Điều này chỉ ra rằng
a. Nước A có lợi thế so sánh so với các nước khác trong việc sản xuất cá
b. Các nước khác có lợi thế so sánh so với nước A trong việc sản xuất thịt bò
c. Mức giá thịt bò ở nước A cao hơn mức giá thế giới
d. Nếu nước A cho phép thương mại quốc tế, họ sẽ nhập khẩu cá
4. Nước A không cho phép thương mại quốc tế. Ở nước này, người ta có thể mua 1
cân cá với giá là 2 cân thịt bò. Ở các nước khác, người ta có thể mua 1 cân cá với giá
là 3 cân thịt bò. Điều này chỉ ra rằng
a. Nếu nước B cho phép thương mại quốc tế, họ sẽ xuất khẩu cá
b. Nước B có lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong việc sản xuất cá
c. Nước B có lợi thế so sánh so với các nước khác trong việc sản xuất thịt bò
d. Tất cả các phương án đều chính xác
5. Khi một nước nhập khẩu một hàng hóa từ bỏ thương mại tự do và áp dụng chính
sách đóng cửa thì ở thị trường hàng hóa này
a. Thặng dư sản xuất tăng lên và lợi ích ròng xã hội tăng lên
b. Thặng dư sản xuất tăng lên và lợi ích ròng xã hội giảm xuống
c. Thặng dư sản xuất giảm xuống và lợi ích ròng xã hội tăng lên
d. Thặng dư sản xuất giảm xuống và lợi ích ròng xã hội giảm xuống
6. Thương mại quốc tế ở một hàng hóa làm gia tăng lợi ích kinh tế của một quốc gia
theo nghĩa là
a. Cả nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước đều có lợi ích lớn hơn, dù nước đó
tham gia xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa
b. Phần được lợi của nhà sản xuất trong nước sẽ lớn hơn phần bị thiệt của người tiêu
dùng trong nước, dù nước đó tham gia xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa
c. Thương mại làm gia tăng tổng lợi ích ròng xã hội
d. Thương mại gây ra sức ép làm giảm giá bán các loại hàng hóa
7. Khi một quốc gia mở cửa cho phép thương mại quốc tế và trở thành nhà xuất khẩu
một hàng hóa thì
a. Phần được lợi của nhà sản xuất trong nước sẽ lớn hơn phần bị thiệt của người tiêu dùng
trong nước
b. Phần được lợi của người tiêu dùng trong nước sẽ lớn hơn phần bị thiệt của nhà sản
xuất trong nước
c. Phần bị thiệt của nhà sản xuất trong nước sẽ lớn hơn phần được lợi của người tiêu dùng
trong nước
d. Phần bị thiệt của người tiêu dùng trong nước sẽ lớn hơn phần được lợi của nhà sản
xuất trong nước
8. Khi một quốc gia mở cửa cho phép thương mại quốc tế và trở thành nhà nhập khẩu
một hàng hóa thì
a. Phần bị thiệt của nhà sản xuất trong nước sẽ lớn hơn phần được lợi của người tiêu dùng
trong nước
b. Phần bị thiệt của người tiêu dùng trong nước sẽ lớn hơn phần được lợi của nhà sản
xuất trong nước
c. Phần được lợi của nhà sản xuất trong nước sẽ lớn hơn phần bị thiệt của người tiêu dùng
trong nước
d. Phần được lợi của người tiêu dùng trong nước sẽ lớn hơn phần bị thiệt của nhà sản
xuất trong nước
9. Việc đặt thuế nhập khẩu đối với một sản phẩm sẽ khiến
a. người bán trong nước được lợi và người mua trong nước bị thiệt
b. người bán trong nước bị thiệt và người mua trong nước được lợi
c. người bán trong nước được lợi và người mua trong nước được lợi
d. người bán trong nước bị thiệt và người mua trong nước bị thiệt
10. Việc đặt hạn ngạch nhập khẩu đối với một sản phẩm sẽ khiến
a. người bán trong nước được lợi và người mua trong nước bị thiệt
b. người bán trong nước bị thiệt và người mua trong nước được lợi
c. người bán trong nước được lợi và người mua trong nước được lợi
d. người bán trong nước bị thiệt và người mua trong nước bị thiệt
11. Việc đặt thuế xuất khẩu đối với một sản phẩm sẽ khiến
a. người bán trong nước được lợi và người mua trong nước bị thiệt
b. người bán trong nước bị thiệt và người mua trong nước được lợi
c. người bán trong nước được lợi và người mua trong nước được lợi
d. người bán trong nước bị thiệt và người mua trong nước bị thiệt
12. Việc đặt trợ cấp xuất khẩu đối với một sản phẩm sẽ khiến
a. người bán trong nước được lợi và người mua trong nước bị thiệt
b. người bán trong nước bị thiệt và người mua trong nước được lợi
c. người bán trong nước được lợi và người mua trong nước được lợi
d. người bán trong nước bị thiệt và người mua trong nước bị thiệt
13. Việc đặt hạn ngạch xuất khẩu đối với một sản phẩm sẽ khiến
a. người bán trong nước được lợi và người mua trong nước bị thiệt
b. người bán trong nước bị thiệt và người mua trong nước được lợi
c. người bán trong nước được lợi và người mua trong nước được lợi
d. người bán trong nước bị thiệt và người mua trong nước bị thiệt
CHỦ ĐỀ VIII
1. Ngành sản xuất gây ảnh hưởng hưởng hướng ngoại tiêu cực
a. Cần phải được trợ cấp.
b. Cần phải bị đánh thuế.
c. Nên khuyến khích phát triển.
d. Không câu nào đúng.
2. Ngành sản xuất gây ảnh hưởng hướng ngoại tích cực
a. Cần phải được trợ cấp.
b. Cần phải bị đánh thuế.
c. Không nên khuyến khích phát triển.
d. Không câu nào đúng.
3. Công cụ nào sau không thể dùng để khắc phục ảnh hưởng hướng ngoại tiêu cực
a. Phí xả chất thải.
b. Giấy phép xả chất thải có thể chuyển nhượng được.
c. Trợ cấp
d. Xác định quyền sở hữu rõ ràng.
4. Trong trường hợp có ảnh hưởng hướng ngoại tích cực
a. Sản lượng thực tế của thị trường lớn hơn sản lượng hiệu quả.
b. Sản lượng thực tế của thị trường nhỏ hơn sản lượng hiệu quả.
c. Sản lượng thực tế của thị trường bằng sản lượng hiệu quả.
d. Không câu nào đúng.
5. Hàng hoá nào sau đây được coi là hàng hoá công cộng thuần tuý?
a. An ninh quốc phòng.
b. Dịch vụ y tế.
c. Dịch vụ bưu điện.
d. Đường sắt
6. Các vấn đề về thất bại của thị trường bao gồm:
a. Các ngoại ứng.
b. Sức mạnh thị trường của độc quyền.
c. Hàng hoá công cộng.
d. Tất các các vấn đề trên.
7. Điều tiết độc quyền tự nhiên hướng vào mục tiêu nào sau:
a. Hiệu quả giá.
b. Hiệu quả sản xuất.
c. Sự công bằng.
d. Tất cả các mục tiêu trên tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của Chính phủ
8. Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường bao gồm:
a. Đảm bảo khung pháp luật cho các mối quan hệ kinh tế.
b. Phân bổ tất cả các hàng hoá và dịch vụ.
c. Xác định mức lương và mức giá.
d. Can thiệp khi thị trường không tạo ra những kết quả hiệu quả.
e. Câu a và d.
9. Để giảm bớt ô nhiễm, Chính phủ cần:
a. Đánh thuế việc làm giảm ô nhiễm.
b. Tịch thu những thiết bị sản xuất gây ô nhiễm.
c. Trợ cấp cho việc bán những sản phẩm gây ô nhiễm.
d. Đánh thuế những hoạt động gây ô nhiễm.
e. Không câu nào đúng.
10. Có thể giải quyết vấn đề kẻ ăn không bằng cách:
a. Trợ cấp cho người sản xuất hàng hoá công cộng.
b. Bỏ phiếu về mức chi tiêu vào hàng hoá công cộng.
c. Đánh thuế người sản xuất hàng hoá công cộng.
d. Khuyến khích việc tiêu dùng hàng hoá công cộng.
e. Không câu nào đúng

Tải về: Tại đây

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *