Câu 1: 1KB bằng bao nhiêu Byte?
a) 1024. (Đ)
b) 1000.
c) 256.
d) 8.
Câu 2: Đâu là chương trình cơ sở dữ liệu?
a) Microsoft Access. (Đ)
b) Microsoft Word.
c) Microsoft PowerPoint.
d) Microsoft Excel.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng?
a) Phần mềm ứng dụng bao gồm hệ điều hành, các chương trình điều khiển thiết bị… (Đ)
b) Đĩa CD phần mềm đi cùng thiết bị chứa phần mềm hệ thống cho phép thiết bị được nhận diện và làm việc với hệ điều hành.
c) Có rất nhiều các phần mềm hệ điều hành, tiêu biểu như Microsoft Windows, Linux, Unix…
d) Có hai loại phần mềm, đó là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Câu 4: Các tệp tin có phần mở rộng là: exe, com là kiểu tệp tin nào?
a) Các tệp văn bản,
b) Các tệp chứa hình ảnh.
c) Các tệp chứa cơ sở dữ liệu.
d) Các tệp tin chương trình. (Đ)
Câu 5: Khẳng định nào sau đây là SAI?
a) Tên tệp tin gồm hai phần: tên tệp tin và kiểu tệp tin. Hai phần này được phân cách bởi dấu “;”. (Đ)
b) Tệp tin là đối tượng chứa dữ liệu.
c) doc, txt, rtf là phần mở rộng của các tệp văn bản.
d) Phần kiểu tệp tin giúp hệ điều hành thực hiện đúng yêu cầu của tệp tin.
Câu 6: Chọn câu đúng để phân biệt phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ điều hành.
a) Phần mềm ứng dụng cần nhiều không gian đĩa cứng hơn phần mềm hệ điều hành để chạy.
b) Phần mềm ứng dụng cần phần mềm hệ điều hành để chạy. (Đ)
c) Phần mềm hệ điều hành cần nhiều bộ nhớ hơn phần ứng dụng để chạy.
d) Phần mềm hệ điều hành cần phần mềm ứng dụng để chạy.
Câu 7: Đĩa CD thông thường có dung lượng khoảng bao nhiêu?
a) 2 GB.
b) 650 MB. (Đ)
c) 300 MB.
d) 10 MB.
Câu 8: Khẳng định nào sau đây KHÔNG đúng?
a) RAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên.
b) Máy tính cắm càng nhiều RAM thì tốc độ xử lý càng chậm. (Đ)
c) ROM là bộ nhớ chỉ đọc.
d) Thông tin trên ROM là thông tin cố định.
Câu 9: Một byte bằng bao nhiêu bit?
a) 8. (Đ)
b) 32.
c) 2.
d) 16.
Câu 10: Cổng LPT trên máy tính dùng để kết nối với thiết bị:
a) máy in. (Đ)
b) bàn phím.
c) chuột.
d) loa hoặc các thiết bị âm thanh.
Câu 11: Đâu là thiết bị vào?
a) Chuột. (Đ)
b) Máy chiếu.
c) Loa.
d) Màn hình.
Câu 12: Cách tổ chức thư mục và tệp tin theo hệ điều hành Windows KHÔNG cho phép điều nào?
a) Trong một thư mục có cả tệp tin và thư mục con.
b) Tạo một tệp tin có chứa thư mục con. (Đ)
c) Thư mục mẹ và thư mục con trùng tên nhau.
d) Một ổ đĩa cứng vật lý được phân chia làm nhiều ổ logic.
Câu 13: Trong hệ điều hành Windows, tên file nào dưới đây KHÔNG hợp lệ?
a) ___Database___123___.doc
b) 123-Database.doc
c) Database:123.doc (Đ)
Câu 14: Mục đích chủ yếu của chính sách an ninh thông tin của một tổ chức là gì?
a) Theo dõi và kiểm soát thông tin, dữ liệu quan trọng, nhạy cảm. (Đ)
b) Quản lý việc đầu tư của công ty.
c) Thu nhập thông tin thị trường.
d) Mô tả hoạt động kinh doanh.
Câu 15: Thiết bị này là thiết bị gì?
a) Case máy tính. (Đ)
b) CPU.
c) Bo mạch chủ.
d) Đĩa cứng.
Câu 16: Thiết bị này là thiết bị gì?
a) Đĩa cứng. (Đ)
b) CPU.
c) Card mạng.
d) Bo mạch chủ.
Câu 17: Đâu là bộ nhớ ngoài?
a) Đĩa cứng. (1) (Đ)
b) ROM. (3)
c) RAM. (2)
d) CPU. (4)
Câu 18: RAM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh nào?
a) Remote Access Memory.
b) Remote Area Memory.
c) Random Area Memory.
d) Random Access Memory. (Đ)
Câu 19: Đâu là bộ nhớ trong?
a) Đĩa mềm. (4)
b) USB. (3)
c) Đĩa cứng. (2)
d) ROM. (1) (Đ)
Câu 20: Thiết bị này là thiết bị gì?
a) CPU.
b) Bo mạch chủ. (Đ)
c) Card mạng.
d) Đĩa cứng.
Câu 21: Đâu KHÔNG phải là thiết bị đầu vào?
a) Bàn phím.
b) Màn hình. (Đ)
c) Máy quét.
d) Chuột.
Câu 22: Tập kí tự nào sau đây KHÔNG được dùng để đặt tên tệp tin?
a) *, /, \, (Đ)
b) -, (, )
c) @, 1, %
d) @, #, $, ~
Câu 23: Thiết bị này là thiết bị gì?
a) Bo mạch chủ.
b) CPU. (Đ)
c) Đĩa cứng.
d) Card mạng.
Câu 24: Đâu là bộ nhớ trong?
a) ROM. (1) (Đ)
b) USB. (3)
c) Đĩa mềm. (4)
d) Đĩa cứng. (2)
Câu 25: Công ty P thuê các tầng 2, 3 và 7 của một tòa nhà văn phòng để làm trụ sở. Tại mỗi tầng, các máy tính được kết nối với một thiết bị switch lớn đặt tại tầng đó bằng cáp xoắn. Ba thiết bị switch đặt tại ba tầng được kết nối với nhau bằng cáp quang. Đây là loại mạng gì?
a) MAN.
b) LAN. (Đ)
c) GAN.
d) WAN.
Câu 26: HTTP là giao thức:
a) truyền tải tệp.
b) gửi email.
c) phân giải địa chỉ.
d) truyền tải siêu văn bản. (Đ)
Câu 27: Thiết bị modem làm nhiệm vụ:
a) kết nối các thiết bị trong một mạng có kiến trúc dạng hình sao (star topology).
b) kết nối giữa máy tính và máy điện thoại khi muốn vào mạng internet.
c) kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau và lựa chọn tuyến đường tốt nhất cho các gói tin đi qua.
d) chuyển tín hiệu số sang tín hiệu tương tự và ngược lại. (Đ)
Câu 28: Mục tiêu môn học nhằm mục đích gì?
a) Cung cấp phương thức đánh giá sinh viên đối với môn học.
b) Cung cấp phương pháp học tập đối với môn học.
c) Cung cấp kiến thức mô tả về môn học cho sinh viên.
d) Xác định kết quả người học phải đạt được sau khi kết thúc môn học. (Đ)
Câu 29: Thái độ cần nhất của người học khi theo học lớp học E-Learning là gì?
a) Chủ động, sôi nổi trong mọi tình huống.
b) Chủ động, tự giác, tích cực. (Đ)
c) Tích cực tham khảo các nguồn học liệu mở.
d) Chủ động hợp tác với mọi người trong lớp học.
Câu 30: Khẳng định nào đúng nhất về tài nguyên giáo dục mở?
a) Tài nguyên giáo dục mở bao gồm giáo trình, học liệu.
b) Tài nguyên giáo dục mở bao gồm các khóa học đầy đủ, nội dung LMS và các giấy phép bản quyền. (Đ)
c) Tài nguyên giáo dục mở bao gồm công cụ lập trình mã nguồn mở, các giấy phép xuất bản, giấy phép bản quyền.
d) Tài nguyên giáo dục mở bao gồm giáo trình, bài giảng.
Câu 31: Trong E-learning phương án nào sau đây là phương án SAI?
a) Không gặp mặt trực tiếp.
b) Lấy người học làm trung tâm.
c) Được đánh giá bởi giáo viên.
d) Không được đánh giá bởi giáo viên. (Đ)
Câu 32: Để học thực hành trên hệ thống E-Learning, người học có thể:
a) tự học trên mạng.
b) thông qua phòng lab ảo, hoặc video mô phỏng. (Đ)
c) đăng ký học tại trung tâm nào đó.
d) xem đĩa DVD.
Câu 33: Thiết bị nào của máy tính dưới đây làm nhiệm vụ kết nối máy tính với cáp của mạng cục bộ (LAN)?
a) Modem.
b) Card mạng Ethernet. (Đ)
c) Repeater.
d) Router.
Câu 34: Sự khác biệt trong quan điểm giảng dạy E-Learning so với giáo dục truyền thống là gì trong những điểm dưới đây?
a) Bạn bè không gặp nhau.
b) Khuyến khích sự tương tác tích cực. (Đ)
c) Khuyến khích gặp gỡ nhau.
d) Thầy không lên lớp thường xuyên.
Câu 35: Mô hình OSI được phân chia thành 7 tầng (layer) nhằm mục đích gì?
a) Tiết kiệm điện năng cho các thiết bị nối mạng.
b) Có nhiều tầng nên các nhà cung cấp bán được nhiều thiết bị hơn.
c) Thuận tiện cho việc định nghĩa và đặt tên các tầng.
d) Đảm bảo thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau có thể phối hợp hoạt động tốt trên cùng một mạng. (Đ)