Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2016-2021

Please follow and like us:

Năm 2016, cán cân thanh toán của Việt Nam đã có sự chuyển vị thế quan trọng từ bị thâm hụt sang vị thế thặng dư và thặng dư là 8.000 triệu USD. Đây là sự chuyển dịch vị thế rất quan trọng, làm cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã phục hồi dần trở lại, tăng cường sức mạnh tài chính của quốc gia, góp phần ổn định tỷ giá, giảm sức ép đối với tâm lý kỳ vọng lạm phát. Năm 2017, cán cân tổng thanh toán dư hơn 12.500 triệu USD. Đến năm 2018, mặc dù kinh tế thế giới tăng trưởng chững lại trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, tuy nhiên cán cân thanh toán không chỉ thặng dư mà còn thặng dự kép đạt ở mức 6.000 triệu USD (cả cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính)38. Có nhiều nguyên nhân góp phần tạo nên sự cải thiện cán cân thanh toán thanh toán quốc tế của Việt nam trong giai đoạn này, trong đó phải kể đến đó là do sự chuyển đổi tư duy trong việc xác định mục tiêu chủ yếu. Chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững, ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời với việc xúc tiến cơ cấu lại kinh tế. Nhìn chung, từ năm 2011 đến nay, cán cân thanh toán thặng dư đã góp phần tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua.

1. Cán cân vãng lai

giai đoạn 2011-2018, cán cân vãng lai đảo chiều, đa phần thặng dư. Kết thúc năm 2011 cán cân vãng lai của Việt Nam đã bắt đầu thặng dư 236 triệu USD. Cán cân vãng lai liên tục thặng dư đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề cơ cấu cán cân thanh toán của Việt Nam và cũng cho thấy tình hình kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này đã ổn định hơn. Một trong những lý do khiến cán cân vãng lai trong giai đoạn này thặng dư nhờ việc điều hành hiệu quả của Chính Phủ chủ động và linh hoạt, thích ứng với tình hình thực tế đã làm cho tỷ giá về cơ bản ổn định, lãi suất duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài (có sự tăng nhẹ cuối năm 2018), qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu tăng mạnh và hạn chế nhập siêu, thặng dư cán cân thương mại thặng dư và góp phần thặng dư cán cân vãng lai. Đồng thời Việt Nam đã sử dụng đầu vào nhập khẩu hiệu quả hơn để đạt tăng trưởng xuất khẩu cao hơn. Hàn Quốc đã trở thành nước đầu tư vào Việt Nam mạnh nhất, trong đó dẫn đầu là Samsung. Sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam đã khiến điện thoại thông minh và linh kiện từ năm 2013 đến nay liên tục là mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, thay thế dệt may và giày dép. Với thế mạnh xuất khẩu này, Việt Nam đang mở rộng hoạt động xuất khẩu chính từ chế biến sang công nghệ cao.

2. Cán cân thương mại

Từ năm 2016 đến năm 2018, cán cân thương mại vẫn tiếp tục thặng dư và giá trị thặng dư liên tục tăng qua các năm và cán cân thương mại năm 2018 đạt thặng dư cao nhất từ trước đến nay. Năm 2016 cán cân thương mại thặng dư ở mức 11.042 triệu USD, năm 2017 đạt 10.846 triệu USD và năm 2018 đạt hơn 16.539 triệu USD. Thặng dư cán cân thương mại trong giai đoạn này là nhờ cơ cấu hàng hóa xuất khẩu được cải thiện theo hướng tích cực với quy mô các mặt hàng tiếp tục được mở rộng, số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thị trường xuất khẩu được mở rộng vì không ít doanh nghiệp xuất khẩu đã tiếp tục đẩy mạnh khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm phát triển thêm nhiều thị trường mới cho đế nay hàng hóa xuất khẩu đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới.

3. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều

Từ năm 2016 đến 2018, lượng kiều hối liên tục gia tăng. Cụ thể, năm 2017 lượng kiều hối về Việt Nam đạt 13,8 tỷ USD và năm 2018 thì lượng Kiều hối chuyển về Việt Nam gần 16 tỷ USD, đã đưa Việt Nam trở thành một trong mười nước có lượng kiều hối lớn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương, điều này góp phần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của một bộ phận người dân nhận kiều hối.

4. Cán cân vốn và tài chính

Năm 2014 cán cân vốn tài chính đạt 5,5 tỷ đô la Mỹ, năm 2015 là khoảng 1 tỷ đô la Mỹ và năm 2016 đạt thặng dư ở mức cao 9,2 tỷ đô la Mỹ, tăng mạnh so với năm 2015 và năm 2014, đến năm 2017 đạt mức lên mức 19,8 tỷ đô la Mỹ và năm 2018 cán cân tài chính tiếp tục thặng dư nhờ giải ngân FDI tiếp tục đạt khá, dòng vốn đầu tư gián tiếp đạt xấp xỉ 2 tỷ USD. Trong cán cân vốn và tài chính thì khoản mục đầu tư nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI) là những dòng ngoại tệ chính vào Việt Nam, góp phần làm tăng cán cân vốn giúp nâng cao khả năng thanh khoản của tài khoản quốc gia. Vì vậy việc xem xét thực trạng hai khoản mục trên từ 2011 đến nay để thấy mức độ ảnh hưởng của chúng đến cán cân vốn và tài chính nói riêng và cán cân thanh toán nói chung là điều cần thiết. Cụ thể:

4.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đến năm 2018, số vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 25.573 triệu USD, cao hơn năm 2015 là 22.758 triệu USD và năm 2010 là 19.764 triệu USD. Vốn thực hiện năm 2010 là 11.000 triệu USD, năm 2015 là 14.500 triệu USD, và năm 2018 là 19.100 triệu USD. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI đến nay vẫn chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. nhưng do hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gia công, dựa trên chi phí nhân công rẻ và nguồn nguyên liệu đầu vào của các sản phẩm xuất khẩu lại từ nhập khầu là chính, vì vậy kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI tăng cao và cao ở mức tương ứng. Do vậy, giá trị gia tăng tạo cho nền kinh tế không nhiều.

4.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)

Từ năm 2016 đến nay, dòng vốn trên bắt đầu gia tăng và năm 2018 đạt thăng dự ở con số khoảng 3.021 triệu USD, tuy không bằng dòng vốn FDI nhưng cũng góp phần gia tăng cán cân vốn và tài chính.

Trước năm 2015, nguồn vốn FPI của Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ, dao động mạnh và sụt giảm, chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư chảy vào Việt Nam. Giai đoạn này tuy có biến động những vẫn đã khởi sắc hơn. Đến năm 2015 lượng FPI vào thị trường Việt Nam ở trạng thái ra ròng khoảng 65 triệu USD nhưng sang 2016 đã bắt đầu có dấu hiệu tích cực và đến năm 2017 đạt hơn 2.069 triệu USD, tăng hơn năm 2016 và mặc dù có nhiều biến động. Kết thúc năm 2018, nguồn vốn FPI vẫn thặng dư ở con số khoảng 3.021 triệu USD. Nguyên nhân dòng vốn đầu tư gián tiếp lại chảy vào Việt Nam giai đoạn này là do Việt Nam có sự ổn định về chính trị, tăng trưởng về kinh tế cũng như Việt Nam đã ký kết, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài đến khai thác những lợi thế của các FTA. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam cũng đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, rõ ràng.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *