Thế nào là chiến lược thâm nhập thị trường? Anh (chị) hãy phân tích 1 ví dụ thực tế về chiến lược này tại 1 hãng kinh doanh hiện nay.

Please follow and like us:

Thế nào là chiến lược thâm nhập thị trường? Anh (chị) hãy phân tích 1 ví dụ thực tế về chiến lược này tại 1 hãng kinh doanh hiện nay.

=> Chiến lược thâm nhập thị trường: không làm thay đổi bất kỳ yếu tố cấu thành nào, mà chỉ nhằm tăng thị phần của các sản phẩm, dịch vụ hiện có trên thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

* Biện pháp áp dụng:

– Tăng số nhân viên bán hàng.

– Tăng cường các hoạt động quảng cáo.

– Đẩy mạnh các chiến dịch khuyến mãi.

* Mục đích:

– Tăng số lượng hàng hóa mỗi lần mua.

– Sử dụng hàng nhiều hơn và thường xuyên hơn với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

* Điều kiện vận dụng:

– Nhu cầu thị trường vẫn còn tăng, chưa bão hòa.

– Tốc độ tăng doanh số nhanh hơn tốc độ tăng chi phí marketing.

– Có thể tiết kiệm chi phí do tăng quy mô và chuyên môn hóa để tạo ưu thế cạnh tranh.

– Thị phần của các đối thủ cạnh tranh chính đang giảm sút.

=> Ví dụ: Chiến lược thâm nhập thị trường của McDonald’s

Sau khi trở thành công ty thức ăn nhanh lớn nhất tại Mỹ và khi thị trường Mỹ đã bảo hòa ban lãnh đạo công ty phải nghĩ tới một chiến lược phát triển mới cho McDonald’s nếu không muốn nó dậm chân tại chỗ và sa lầy trong thị trường Mỹ ít tiềm tàng ngày càng nhiều áp lực cạnh tranh. Chìa khóa cho định hướng phát triển mới của McDonald’s chính là thị trường quốc tế đầy tiềm năng. Năm 1980, 28% số nhà hàng mới được mở nằm tại các thị trường ngoài biên giới nước Mỹ, con số này năm 1986 là 40%, và tăng lên tới gần 60% vào năm 1990. Đầu những năm 1980, doanh thu từ thị trường quốc tế chỉ chiếm 22%. Tới năm 2000, McDonald’s thu về 21 tỷ USD từ 28.707 nhà hàng đặt tại các thị trường bên ngoài, con số này chiếm 53% tổng doanh thu 40tỷ USD của công ty. Có được thành công như ngày hôm nay, McDonald’s được xây dựng trên nền móng của sự hợp tác chặt chẽ giữa công ty và các đối tác cung ứng đầu vào, chiến lược marketing rộng khắp trên toàn quốc gia, hệ thống quản lý hoạt động rất khát khao, đã tận dụng được rất nhiều những phát minh, sáng chế xuất phát từ các franchise quốc tế. Đó cũng là hệ quả của chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát huy tinh thần kinh doanh và tự chủ cho các cá nhân.

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *