So sánh MTEF với ngân sách nhà nước 5 năm? Tại sao cần có MTEF

Please follow and like us:

So sánh MTEF với ngân sách nhà nước 5 năm? Tại sao cần có MTEF

MTEF là sự cân đối giữa khả năng nguồn lực được tính toán từ trên xuống và chi phí được ước tính từ dưới lên để thực thi chính sách trong ngắn hạn và trung hạn trong khuôn khổ qui trình ngân sách hàng năm. (Theo Ngân hàng Thế giới )

Về bản chất, MTEF là một phương pháp soạn lập ngân sách nhà nước (NSNN), trong đó kinh phí phân bổ cho các hoạt động của Chính phủ phải phù hợp với những ưu tiên chiến lược của mỗi quốc gia, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, theo phương thức cuốn chiếu.

* Việc áp dụng MTEF có những ưu điểm sau đây:
– Một là, phân bổ hiệu quả các nguồn lực công.
MTEF tạo điều kiện sử dụng ngân sách một cách hợp lí trong phạm vi trần chi tiêu, phân bổ hiệu quả nguồn lực tài chính công phù hợp với các chính sách và ưu tiên chiến lược của Chính phủ trong một không gian tài khóa nhiều năm.
Từ đó, tăng tính hiệu quả trong quản lí ngân sách về mặt kĩ thuật, đặc biệt là hiệu quả của chi phí đầu tư và chi tiêu.

– Hai là, tăng cường kỉ luật tài khóa.
Lập ngân sách theo MTEF góp phần tăng cường kỉ luật tài khóa tổng thể thông qua việc ước tính nguồn lực khả dụng trong trung hạn, qua đó xác định mức trần chi tiêu cho từng ngành, lĩnh vực.
Do đó, chính sách tài khóa theo MTEF có thể khắc phục được những tồn tại, hạn chế của chính sách tài khóa truyền thống hay lập ngân sách hàng năm.

– Ba là, MTEF góp phần tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lí và sử dụng NSNN.

– Bốn là, MTEF góp phần phân tích, đánh giá và cải thiện những vấn đề tồn tại trong việc huy động và phân bổ nguồn lực, điều chỉnh chính sách chiến lược ưu tiên và những mất cân đối giữa nguồn lực và đề xuất chi tiêu công của các ngành, các lĩnh vực, qua đó xác định rõ nhu cầu chi tiêu công.
MTEF giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện chính sách tài khóa thuận lợi hơn và có sự gắn kết tốt hơn với các mục tiêu tài khóa trung hạn, gắn kết kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội với việc phân bổ nguồn lực NSNN thực hiện các nhiệm vụ của các bộ chi tiêu ngân sách.

* Áp dụng thực tế:
Thực tế, mô hình ngân sách trung hạn đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng dưới các dạng thức khác nhau. Vương quốc Anh áp dụng lập kế hoạch chi ngân sách nhiều năm khá sớm, từ năm 1961 với tên gọi “Kế hoạch chi tiêu công”.

Năm 1980, Chính phủ Úc đã thực hiện chương trình cải cách tài chính công một cách toàn diện bằng việc đưa ra giải pháp sử dụng hệ thống lập dự toán trung hạn MTEF. Sau đó, các nước Đan Mạch, Niu-di-lân, Hà Lan và Na Uy áp dụng vào cuối những năm 1980, đầu những năm 1990.

Đến cuối năm 2008, khoảng 132 nước áp dụng một hình thức nào đó của Khuôn khổ trung hạn, trong đó 71 nước áp dụng Khuôn khổ tài khóa trung hạn (MTFF), 42 nước áp dụng Khuôn khổ ngân sách trung hạn (MTBF) và 19 nước áp dụng MTEF.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *