Quản lý stress
Các nguồn gây stress
Có 4 nhóm nguồn stress chính được liệt kê trong bảng 2.1, mỗi nhóm được minh hoạ trong câu chuyện của người lái xe cứu thương để bắt đầu chương. Thứ nhất, stress thời gian, nói chung là có quá nhiều việc phải làm trong khoảng thời gian ít ỏi. Loại stress này đã được xác định như nguồn stress phổ biến và thông thường nhất mà những nhà quản lý gặp phải trong các tổ chức của Hoa Kỳ (Mintzberg, 1973; Carlson, 1951; Sayles, 1964). Một lý do mà văn hoá Hoa kỳ cực kỳ nhạy cảm là thời gian, và điều đó tăng lên hàng năm. Chẳng hạn, nếu như 15 năm trước bạn hỏi về thời gian một người có thể trả lời “khoảng 2:30”. Bây giờ, họ sẽ trả lời đại loại như “2:28, thậm chí 2:28:43’”. Một sự nhấn mạnh vào thời gian cũng là bằng chứng cho nhiều cách mà chúng ta nói về thời gian.
trước đây mình đăng ký rất nhiều khóa học mà không có hiệu quả, tồn tiền nữa. 1 khóa cả mười mấy triệu luôn. nhưng không có được sự gặt hái nào trong các khóa học đó. vô tình học khóa học tiếng anh online ở https://testuru.com/vi/blog/hoc-tieng-anh-giao-tiep-cung-nguoi-nuoc-ngoai-1907qlq testuru thì mình mới biết như thế nào là tiếng anh thực sự, sau 1 tháng luyện tiếng anh nhưng cảm thấy khả năng của mình như đã đi được cả mấy tháng rồi, đúng là học tốt hay không còn do phương pháp hay hay dỡ nữa :v mình rất vui vì bây giờ mình đã đạt lever bá đạo trên từng hạt gao rồi anh em ạ, tương lai thì rộng mỡ. cũng nhờ testuru cả <3
Chúng tôi có thời gian, giữ thời gian, mua thời gian, tiết kiệm thời, ghi chú thời gian, chi tiêu thời gian, bán thời gian, mất thời gian, giết thời gian, … Ngược lại với những người da đỏ Hopi ở tây nam Hoa kỳ, người thậm chí không bao giờ sử dụng từ “thời gian”. Họ chỉ sử dụng các từ theo thì như quá khứ, hiện tại, tương lai.
Một nhóm stress thứ hai là stress đối đầu, những stress này xuất phát từ các tương
tác cá nhân. Hầu hết mọi người chịu các tác động suy yếu từ cãi vã với bạn bè, bạn cùng phòng, vợ chồng, hay phải cố gắng làm việc với công nhân hay người giám sát mà trước đây đã có xung đột cá nhân; hay cố gắng thực hiện công việc trong những nhóm thiếu sự tin tưởng hay liên kết. Những loại stress này bắt nguồn từ các cuộc đối đầu giao tiếp xung đột. Loại stress đối đầu thường xảy ra đối với những người quản lý. Thường có ba kiểu xung đột – xung đột vai trò nơi mà có sự xung đột về vai trò trò thực hiện của các thành viên trong nhóm; xung đột vấn đề – sự bất đồng về cách giải quyết vấn đề; xung đột tương tác – các cá nhân thất bại trong việc liên kết với nhau, hay đối lập với những người khác (Hamner và Organ, 1978).
Nhiều tác giá đã minh chứng rằng stress đối đầu trong một tổ chức gây ra những tác động tiêu cực về năng suất và sự thoả mãn (Argyris, 1964; Likert, 1967), và stress đối đầu được định nghĩa bởi Schutz (1958) như là trái tim của các hoạt động bất thường của hầu hết các tổ chức. Dĩ nhiên stress đối phó thường xuyên tác động đối với những nhà quản lý có trách nhiệm liên quan đến con người hơn là thiết bị. Mức độ cao nhất của stress đối đầu tồn tại đối với nhà quản lý khi phải thường xuyên phải làm việc với những người khác, và người chịu trách nhiệm đối với các cá nhân tại nơi làm việc (French và Caplan, 1972). Quan hệ tồi giữa mọi người gây ra các mức stress nào đó. Zand (1972) đưa vào trong phần diễn đàn về tin tưởng giao tiếp, và cho biết thiếu tin tưởng giữa các cá nhân không chỉ ngăn cản giao tiếp có chất lượng, chia sẽ thông tin, ra quyết định hoàn hảo, khả năng giải quyết vấn đề, mà nó còn gây ra các mức stress cao cho mỗi cá nhân.
Một nhóm stress thứ ba là stress hoàn cảnh, phát sinh trong một môi trường nơi mà cá nhân tồn tại hay từ một hoàn cảnh cá nhân. Một trong những hình thức stress hoàn cảnh thông thường là điều kiện làm việc không phù hợp.
Nhóm stress sau cùng là stress lường trước mà nó bao gồm các sự kiện không được tán thành tiềm năng sẽ có nguy cơ xảy ra – điều không may mắn chưa xảy ra bây giờ nhưng có thể xảy ra. Các kết quả của stress từ sự lường trước (sợ hãi). Trong trường hợp người lái xe cứu thương. Sự lường trước lặp lại như là người chứng kiến nỗi đau đớn và cái chết biểu thị như là stress lường trước. Chẳng hạn, các con tin của Mỹ ở Iran và Beirut bị stress nặng nề về nỗi đe doạ về cái chết hay sự trừng phạt của những người bắt cóc. Schein (1960) đã báo cáo rằng các thay đổi hành vi và tâm lý đáng kể diễn ra đối với các tù nhân Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Ông ta xác định đó là stress lường trước (đe doạ bị phạt phục dịch) như là một yếu tố chi phối chính đến các bệnh lý liên quan đến tâm sinh lý của những người tù.
Stress lường trước không nhất thiết là sự không hài lòng hay phục vụ gây ra stress.
Schachter (1959), Milgram (1963), và một số tác giả khác đã đúc kết các mức độ stress cao trong một số chủ đề nói lên rằng họ chịu đựng tiếng ồn, sốc nhẹ, hay một ai đó có thể trở nên không thoải mái vì những hành động của họ. Nỗi sợ hãi và lúng túng trước đồng nghiệp thuộc loại stress lường trước thông thường. Nỗi lo sợ về hưu, và mất đi nhiệt huyết theo tuổi tác được xác định bởi Levison (1978), Hall (1976), và những biểu hiện khác là những bệnh lý thông thường.
_Sưu tầm_