Phân tích tính sáng tạo trong tư tưởng hồ chí minh về quan hệ giữa cách mạng vô sản chính quốc và cách mạng thuộc địa?

Please follow and like us:

Xem thêm: Tại đây
Mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở các nước tư bản chính quốc. Theo quan điểm của Mác – Ăng-ghen, các dân tộc thuộc địa không thể tự mình làm cách mạng thắng lợi. Quan điểm này còn tồn tại trong Quốc tế Cộng sản đến tận Ðại hội VI, (1928). Thể hiện trong Những luận cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa: Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến.
Ðối với Hồ Chí Minh, qua nghiên cứu phong trào cách mạng thuộc địa, ngay từ năm 1921, Người đã nhận định: “trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Năm 1924, Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, mà có thể giành thắng lợi trước. Hơn nữa, yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc không cho phép ỷ lại, ngồi chờ thắng lợi của cách mạng vô sản ở châu Âu để được trả lại nền độc lập cho các dân tộc thuộc địa. Ðây là một quan điểm cách mạng sáng tạo của Hồ Chí Minh, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. Ðặc biệt, đối với cách mạng Việt Nam, luận điểm cách mạng của Hồ Chí Minh đã được vận dụng một cách chủ động, sáng tạo trong tiến trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, là một minh chứng khẳng định luận điểm của Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đắn.
Vận dụng công thức của C.Mác: “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”, Hồ Chí Minh đi đến luận điểm: “Công cuộc giải phóng anh em(tức nhân dân thuộc địa), chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực dân. Người chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Tháng 8/1945, khi thời cơ cách mạng xuất hiện, Người kêu gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Người nói: “Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình… Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.
Nhận thức đúng vai trò và vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với tư cách chính là chủ nghĩa yêu nước chân chính của các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh dự báo: Cách mạng giải phóng dân tộc có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, cách mạng tiến hành chủ động sáng tạo “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mạng cũng dễ. Và nếu công nông Pháp làm cách mệnh thành công thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *