Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc?

Please follow and like us:

Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc?

* Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất

Nhận thức rõ rằng đoàn kết phải có vỏ vật chất, phải có hình thức cụ thể mới vững mạnh được, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến vấn đề tổ chức từ rất sớm, đặc biệt từ khi Đảng ra đời. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.

Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập hợp, tổ chức thành một khối vững chắc, được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Nếu ko được như vậy, thì quần chúng ND dù có đông tới hàng triệu, hàng trăm triệu con người cũng chỉ là một số đông ko có sức mạnh. Thất bại của các phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc ở VN trước khi Đảng ta ra đời đã chứng minh rất rõ điều này.

Về một phương diện nào đó, có thể khẳng định rằng quá trình tìm được cứu nước của HCM cũng là quá trình tìm kiếm mô hình và cách thức tổ chức quần chúng nhân dân, nhằm tạo sức mạnh cho quần chúng trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình và giải phóng xã hội. Chính vì vậy, ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước, HCM đã rất chú ý đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai tầng, từng lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, tôn giáo, phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng. Đó có thể là hội ái hữu hay tương trợ, công hội hay nông hội, đoàn thanh niên hay hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng hay hội phụ lão, Hội Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước hay nghiệp đoàn…Trong đó, bao trùm nhất là Mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi qui tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước. Trong từng thời kỳ Mặt trận có những nét khác nhau và tên gọi khác nhau (Hội phản đế đồng minh-1930, Mặt trận dân chủ-1936, Mặt trận nhân dân-1939, Mặt trận Việt Minh-1941, Mặt trận Liên Việt-1946, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam-1960, Mặt trận tổ quốc Việt Nam-1955, 1976), căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, nhưng đó phải là mặt trận chính trị – xã hội rộng rãi, tập hợp đông đảo các lực lượng phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.

*Các nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất

Một là, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

HCM viết: “lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”.Người chỉ rõ rằng sỡ dĩ phải lấy liên minh công – nông làm nền tảng vì: “họ là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết và cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn hết. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của mọi tầng lớp khác”.

Người cũng căn dặn, làm cách mạng phải có tri thức và tầng lớp trí thức rất quan trọng đối với cách mạng. Người nói: “trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng CNXH, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang; và công, nông, trí cần đoàn kết chặt chẽ thành một khối”.

Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là công việc của toàn dân tộc, song chỉ có thể được củng cố và phát triển vững chắc khi được Đảng lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là vấn đề mang tính nguyên tắc, vừa là một tất yếu đảm bảo cho Mặt trận tồn tại, phát triển và có hiệu lực trong thực tiễn. Bởi vì chỉ có chính Đảng của giai cấp công nhân được vũ trang bởi chủ nghĩa Mác-Lênin mới đánh giá đúng được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, mới vạch ra được đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn để lôi kéo, tập hợp quần chúng vào khối đại đoàn kết trong Mặt trận, biến tiến trình cách mạng trở thành ngày hội thật sự của quần chúng.Chính vì vậy HCM luôn xác định, mối quan hệ giữa Đảng và Mặt trận là mối quan hệ máu thịt. Không có Mặt trận, Đảng không có lực lượng, không thể thực hiện được nhiệm vụ cách mạng; không có sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận không thể hình thành, phát triển và có đường lối đúng đắn.Do vậy, ĐCSVN vừa là một thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt Trận.

HCM cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận vừa là một tất yếu, vừa phải có điều kiện. Tính tất yếu thể hiện ở năng lực nắm bắt thực tiễn, phát hiện ra các quy luật khách quan của sự vận động lịch sử để vạch ra đường lối và phương pháp cách mạng phù hợp, lãnh đạo mặt trận thực hiện thành công các nhiệm vụ cách mạng mà ko một lực lượng nào, một tổ chức chính trị nào trong mặt trận có thể làm được. Mục tiêu của Đảng là đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.Mặc dù vậy, quyền lãnh đạo Mặt trận của Đảng ko phải do Đảng tự phong cho mình, mà phải được nhân dân thừa nhận.

HCM chỉ rõ, khi chưa giành được chính quyền, Đảng ko thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhát và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo.

Đảng lãnh đạo bằng việc xác định chính sách mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng. Đảng phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng nhân ái, chân thành để cảm hoá, khơi dậy tinh thần tự giác, tự nguyện, không gò ép quan liêu mệnh lệnh.

Hai là, Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất là để thực hiện đại đoàn kết toàn dân, song khối địa đoàn kết đó chỉ có thể thực hiện bền chặt và lâu dài khi có sự thống nhất cao độ về mục tiêu và lợi ích. Ngay từ nằm 1925,khi nói về chiến lược đại đoàn kết, HCM đã chỉ ra rằng, chỉ có thể thực hiện khi có chung một mục đích, một số phận. Nếu ko suy nghĩ như nhau thì dù có kêu gọi đoàn kết thế nào đi nữa, đoàn kết vẫn ko thể có được.

Mục đích chung của Mặt trận dân tộc thống nhất được HCM xác định cụ thể phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực lượng dân tộc vào khối đại đoàn kết. Như vậy độc lập, tự do là nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết, là mẫu số chung để quy tụ các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Lợi ích tối cao của dân tộc được đảm bảo thì lợi ích cơ bản của mỗi bộ phận, mỗi người mới được thực hiện.

Trên cơ sở xác định lợi ích tối cao của dân tộc, những quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân cũng được HCM kết tinh vào tiêu chí của nước VNDCCH là độc lập, tự do, hạnh phúc.

Ba là, Mặt trận dân tộc hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.

Nguyên tắc hiệp thương dân chủ đòi hỏi tất cả mọi vấn đề của Mặt trận đều phải được đem ra để tất cả các thành viên cùng nhau bàn bạc công khai, đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức.Đảng là lực lượng lãnh đạo mặt trận, nhưng cũng là một thành viên của mặt trận. Do vậy, tất cả mọi chủ trương, chính sách của mình, Đảng phải có trách nhiệm trình bày trước mặt trận, cùng với các thành viên khác cùa mặt trận bàn bạc, hiệp thương dân chủ để tìm kiếm các giải pháp tích cực và thống nhất hành động, hướng phong trào quần chúng thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã vạch ra.

Thực hiện nguyên tắc này cũng phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt.Những lợi ích riêng chính đáng phù hợp với lợi ích chung của đất nước và dân tộc phải được tôn trọng.

Trong quá trình hoạt động, Mặt trận cần quan tâm xem xét, giải quyết thõa đáng , thấu tình đạt lý mối quan hệ lợi ích giữa các thành viên bằng việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc hiệp thương dân chủ.Giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích trong Mặt trận sẽ góp phần củng cố sự bền chặt, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao và thực hiện được mục tiêu: “ đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.

Bốn là, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. Phương châm là “cầu đồng tồn dị” lấy cái chung để hạn chế cái riêng. Trong đoàn kết phải luôn đấu tranh chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều.

Người viết: “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học hỏi những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân. Tóm lại, muốn tiến lên CNXH thì toàn dân cần đoàn kết lâu dài, đoàn kết thực sự và cùng nhau tiến bộ”.

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là kết tinh mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc với giai cấp, nhân loại. Mở rộng khối đại đoàn kết đến đâu thì giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc, giai cấp, nhân loại đến đó. Quyền lợi của nhân dân lao động luôn gắn với quyền lợi tối cao của dân tộc.

Xem thêm: Các câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *