Phân tích khái niệm, đặc điểm của văn bản pháp luật? Phân biệt sự khác nhau giữa Văn bản quy phạm pháp luật với Văn bản áp dụng pháp luật (Văn bản cá biệt)

Please follow and like us:

– PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM.
Văn Bản Pháp Luật là loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức đã được định sẵn từ trước đó. Điều này nhằm thể hiện ý chí của chủ thể ban hành và để đạt được mục tiêu quản lý mà cơ quan thẩm quyền đã đặt ra.
Có rất nhiều quan điểm hiện nay về khái niệm của văn bản pháp luật tuy nhiên có thể định nghĩa theo quan điểm : Văn bản pháp luật ( VBPL ) do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự và hình thức theo pháp luật qui định, có nội dung là ý chí của nhà nước, luôn mang tính bắt buộc và được đảm bảo bằng quyền lực của nhà nước. Văn bản pháp luật bao hàm cả ba nhóm văn bản là văn bản qui phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính. Mỗi nhóm trong hệ thống VBPL còn có một số nét đặc thù về nội dung, tính chất và vai trò trong quản lí nhà nước. Văn bản qui phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn, là cơ sở để ban hành ra các văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính. Văn bản áp dụng pháp luật có chứa đựng những mệnh lệnh cá biệt, áp dụng một lần trong một trường hợp cụ thể. Văn bản hành chính có chứa đựng các qui tắc chung mang tính chất pháp lý hoặc những mệnh lệnh cá biệt được ban hành để tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Định nghĩa về văn bản pháp luật có cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn như về pháp lý thì văn bản pháp luật được pháp luật qui định về trường hợp sử dụng, hình thức văn bản, thẩm quyền, thủ tục ban hành, thời hạn, trách nhiệm thi hành. Về cơ sở lý luận thì văn bản pháp luật là phương tiện quản lí được cơ quan nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quản lý nhà nước, có tính bắt buộc khác nhau đối với các đối tượng liên quan và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. Cơ sở thực tiễn như trong quản lý hành chính nhà nước, cơ quan cấp trên có thể điều hành, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với cấp dưới bằng văn bản hành chính ( như công văn, công điện, công báo) mà không sử dụng văn bản qui phạm pháp luật hay áp dụng pháp luật.

Thêm thông tin giảm 80%: Tại đây

– ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN PHÁP LUẬT..
+ Văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Văn bản pháp luật không giống như những văn bản hành chính thông dụng khác. Chủ thể ban hành phải là cơ quan nhà nước, Theo pháp luật Việt Nam hiện hành mỗi một loại văn bản pháp được quy định rõ bộ phận nào của nhà nước, trong tình huống nào được ban hành.
Có những loại văn bản được rất nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành nhưng bên cạnh đó có một số văn bản chỉ được một vài cơ quan ban hành. Ví dụ như Quyết định có thể do: Thủ tướng chính phủ; Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân,… ban hành. Nhưng Hiến pháp, Luật thì lại chỉ có một chủ thể duy nhất ban hành là Quốc hội

+ Văn bản pháp luật phải được hình thành theo trình tự, thủ tục, hình thức trình bày nhất định.
Như đã trình bày ở trên văn bản pháp luật chia thành hai loại: Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản áp dụng pháp luật. Mỗi một loại có những yêu cầu về hình thức, trình tự, thủ tục riêng. Nhưng điểm chung là chúng phải tuân theo những yêu cầu được đặt ra trước đó với từng loại.

+ Nội dung của Văn bản pháp luật mang ý chí của chủ thể ban hành.
Ý chí của chủ thể ban hành thể hiện qua nội dung của văn bản pháp luật. Gồm những quy định về cho phép, cấm, bắt buộc làm một nội dung của cơ quan quản lý, người có thẩm quyền.

+ Văn bản pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và mang tính bắt buộc
Như đã trình bày phần trên, văn bản pháp luật chứ đựng ý chí của chủ thể ban hành. Vậy nên để thực hiện ý chí của chủ thể ban hành – Cơ quan quản lý thì văn bản pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và mang tính bắt buộc.

– PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỚI VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT.

Như đã trình bày ở trên văn bản pháp luật gồm: Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản áp dụng pháp luật
+ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chứa đựng những quy tắc xử sự chung,được sử dụng nhiều lần lặp đi lặp lại trên thực tế mang tính bắt buộc và đảm bảo bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ như: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc Hội,Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,…

+ Văn bản áp dụng pháp luật: Văn bản này vẫn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng ngược lại với văn bản quy phạm là chỉ áp dụng vào một trường hợp trên thực tế nhất định. Và Pháp luật Việt Nam cũng quy định từng trường hợp nào thì được ra văn bản áp dụng pháp luật tương ứng
Ví dụ như: Quyết định trao tặng bằng khen cho Đơn vị A, Quyết định bãi nhiệm Ông B đang giữ chức vụ…

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *