Phân tích đặc điểm và nội dung CSTMQT của Hoa Kỳ? Những vấn đề cần lưu ý và giải pháp đối với VN khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ (liên hệ với một hoặc một nhóm mặt hàng cụ thế)

Please follow and like us:

Câu hỏi: Phân tích đặc điểm và nội dung CSTMQT của Hoa Kỳ? Những vấn đề cần lưu ý và giải pháp đối với VN khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ (liên hệ với một hoặc một nhóm mặt hàng cụ thế)

  1. CS TMQT HK
    • Đặc điểm thị trg HK

HK Là một thị trường có sức mua cao trên thế giới

  • DS: 305 triệu, XNK lớn nhất TG (chiếm 25% GDP)
  • Chiếm gần 30% GDP TG
  • GDP/người: 42.000 USD
  • Cơ cấu KT (2006: CN: 20%; NN: 1%; DV: 78,7%)

Là thị trường đa dạng về thị hiếu tiêu dùng và khả năng thanh toán

  • Đa dạng về văn hóa (da trắng gốc c.Âu-80% DS; da đen gốc c.Phi-13%; gốc c.Á-TBD: 4%…)
  • Người HK thích mua sắm và tiêu dùng hàng hóa có chất lượng cao hay chấp nhận được
  • Đạo tin lành (54% DS); Công giáo La mã (24%); Không có (10%); chính thống giáo P.Đông (3%), Hồi giáo (gần 2%)…
  • Người HK thích mặc những đồ mình thích, thích yếu tố khác biệt và độc đáo.

Là thị trường cạnh tranh gay gắt và nhạy cảm

Bảo vệ người tiêu dùng với hệ thống luật pháp vô cùng phức tạp, đạo luật chống độc quyền

  • 50 bang và 50 luật mang tính áp đặt, không theo chuẩn mực thế giới
  • Hơn 2700 cơ quan chính quyền cấp bang và TP có quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn sản phẩm

Hệ thống luật pháp, chính sách của HK có sự chi phối đáng kể đến những nguyên tắc hoạt động và những quyết định của IMF, WB…

Thị trường bán lẻ được đánh giá là thị trường sôi động nhất

  • Đặc điểm của CS:
  • Cs TMQT của Mỹ được xây dựng trên hệ thống luật pháp tương đối phức tạp của toàn liên bang và các nguyên tắc của các tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF.
  • Áp dụng hệ thống các công cụ biện pháp bảo hộ mang tính tinh vi và phù hợp với các nguyên tắc của WTO như rào cản kỹ thuật, biện pháp chống bán phá giá…
  • Thực hiện cs tự do hóa TM cụ thể đối với hàng nông sản và lâm sản.
  • Thực hiện bảo vệ người tiêu dùng
  • Các công cụ và biện pháp thực hiện được phân chia mức độ áp dụng theo 3 nhóm nước.

Áp dụng chính sách ưu đãi đối với các nước được coi là đồng minh như Nhật Bản, EU…

Các nước theo chế độ cộng sản đặc biệt là các nước theo chế độ XHCN, trước đâu thường áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế quan hệ thương mại, một số trường hợp đặc biệt áp dụng biện pháp cấm vận.

Thực hiện cs cấm vận với các nước được coi là kẻ thù.

1.3. Mục tiêu chính sách: Khẳng định vị trí cường quốc KT trên thế giới

1.4.  Mô hình chính sách:

  • Phần lớn CSNK được biểu hiện trực tiếp trong các đạo luật, các bài phát biểu của giới chức chóp bu KT-TM HK, đặc biệt là cơ quan đại diện TM.
  • Luật lệ, quy định chính sách TM tuy phức tạp và đồ sộ nhưng nói chung là tự do
  • Thực hiện lộ trình tự do hóa thương mại, chuyển sang áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan mang tính chất tinh vi hơn
  • CSTMQT của HK có sự phân biệt đối xử khác nhau thông qua thuế suất.

1.5. Nội dung chính sách:

  • Chính sách mặt hàng:
    • Khuyến khích sx, xk những mặt hàng sử dụng công nghệ tinh vi, phức tạp nhưng lợi nhuận cao nhất
    • Khuyến khích xuất khẩu mặt hàng nông sản và sản phẩm nông nghiệp
    • Khuyến khích nhập khẩu những mặt hàng rẻ tiền, sử dụng nhiều lao động, đáp ứng phần lớn nhu cầu người nghèo và tầng lớp trung lưu, đồng thời đóng góp kiềm chế lạm phát
  • Chính sách thị trường
    • Phát triển quan hệ thương mại với EU, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước ký kết hiệp định TMTD song phương và đa phương.

 

1.6. Các công cụ, biện pháp thực hiện

**Thuế quan

Hệ thống thuế quan (thuế nhập khẩu) của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuế quan (gọi tắt là HS) của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tai Bruxen. Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng năm.

   Các loại thuế bao gồm: Thuế theo trị giá, Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng, Thuế gộp, Thuế theo hạn ngạch, Thuế theo thời vụ, Thuế leo thang

Biểu thuế quan của Mỹ được chia làm 2 cột tương ứng với 2 nhóm nước.

CỘT 1: thuế quan tối huệ quốc

Được áp dụng đối với những nước có quan hệ TM bình thường với Mỹ với mức thuế được chia làm 2 loại.

  • Thuế quan thông thường: được áp dụng đối với những nước là thành viên của WTO và đã ký hiệp định TM với Mỹ
  • Thuế quan ưu đãi là mức thuế quan thấp dành cho các nước đã ký hiệp định TM tự do với Mỹ

Các nước kém phát triển được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập ( GSP )

CỘT 2: Thuế quan không tối huệ quốc

Được áp dụng với những nước chưa có thỏa thuận về quan hệ TM bình thường với MỸ và những nước bị cấm bạn với mức thuế quan cao gấp hàng chục lần so với mức thuế quan tối huệ quốc.

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

Một sốhàng hoá nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được Hoa kỳ cho hưởng GSP được miễn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Chương trình GSP của Hoa kỳ thực sự được thực hiện từ 1 tháng 1 năm 1976 với thời hạn ban đầu là 10 năm. Từ đó đến nay, chương trình này đã được gia hạn nhiều lần với một số sửa đổi.

Được áp dụng đối với những nước kém phát triển một cách đơn phương và không kèm theo các điều kiện ràng buộc

  • Điều kiện đối với hàng hóa

+ được vận chuyển thằng từ nước được hưởng GSP đến lãnh thổ hải quan. Cụ thể là những hàng dóa đó không được phép bốc dỡ và sử dụng dọc đường.

+ điều kiện về xuất xứ hàng hóa trong đó quy định tỷ trọng giá trị nguyên liệu đầu vào và các chi phí sản xuất trực tiếp khác được hưởng GSP phải lớn hơn hoặc bằng 35% giá trị hàng hóa khi đưa vào lãnh thổ hải quan.

Trong điều kiện này, Mỹ áp dụng quy tắc xuất xứ gộp.

+hàng hóa được sản xuất đáp ứng được các quy định theo tiêu chuẩn của Mỹ

  • Nhóm các nước không được hưởng GSP

+ các nước theo chế độ cộng sản trừ các nước là thành viên của vWTO, IMF và các nước không bị chế độ cộng sản khống chế

+ các nước quốc hữu hóa tài sản

+ các nước không giành cho người lao động chế độ đãi ngộ được quốc tế thừa nhận

+ các nước thuộc tổ chức OPEC và các tổ chức quốc tế khác không tự nguyện cung ứng hàng hóa thiết yếu và thực hiện việc tăng giá một cách bất thường làm gián đoạn các hoạt động của nền KTTG

+các nước không chịu thi hành trách nhiệm và nhiệm vụ theo sự phán quyết của trọng tài quốc tế trong các vụ kiện quốc tế mà Mỹ là bên thắng kiện.

Hiện nay, có khoảng 3.500 sản phẩm từ trên 140 nước và vùng lãnh thổ được hưởng ưu đãi này của Hoa kỳ, trong đó không có Việt nam. Không phải tất cả các nước được hưởng GSP được hưởng chung một danh mục hàng hóa GSP như nhau. Những hàng hoá được hưởng GSP của Hoa kỳ bao gồm hầu hết các sản phẩm công nghiệp và bán công nghiệp, một số mặt hàng nông thuỷ sản, và các nguyên liệu công nghiệp.

Những mặt hàng không được đưa vào diện hưởng GSP bao gồm một số mặt hàng hàng dệt may; đồng hồ; các mặt hàng điện tử nhập khẩu nhậy cảm; các mặt hàng thép nhập khẩu nhậy cảm; giầy dép, túi xách tay, các loại bao ví dẹt, găng tay lao động, và quần áo da; và các sản phẩm thuỷ tinh bán công nghiệp và công nghiệp nhập khẩu nhậy cảm.

Hàng năm các cơ quan TM của Mỹ tiến hành đánh giá điều kiện áp dụng GSP đối với các nước kém phát triển, nếu nước được hưởng được đánh giá là có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thì sẽ không tiếp tục được hưởng GSP nữa. Nước Mỹ có thể đơn phương hủy bỏ chế độ GSP với 1 nước cụ thể tùy theo điều kiện sản xuất trong nước.

**Hạn ngạch

Hạn ngạch của Mỹ chia làm 2 loại

  • Hạn ngạch tuyệt đối: quy định phần hàng hóa vượt quá mứ hạn ngạch sẽ không được phép đưa vào lãnh thổ hải quan Mỹ và bên XK phải thuê kho hải quan chờ hạn ngạch năm sau hoặc tái XK.
  • Hạn ngạch thuế quan: trong quy định của hạn ngạch này phần hàng hóa vượt quá mức hạn ngạch cho phép vẫn có thể được đưa vào hải quan nhưng phải chịu mức thuế NK cao hơn so với phần hàng hóa trong hạn ngạch. ( thường cao hơn 10 lần)

Mỹ đặc biệt chú trọng đến hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may, nông sản và đường. Đối với các nhà nhập khẩu có ý định xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, nhất là các sản phẩm về nông nghiệp, thường gặp khó khăn do hạn ngạch được áp đặt bởi chính phủ Hoa kỳ nhằm kiểm soát số lượng hàng hóa nhập khẩu và bảo vệ quyền lợi của một số các thành phần sản xuất nông nghiệp nội địa, và được phản ánh qua các Đạo luật của Nghị viện Hoa Kỳ. Riêng đối với Trung Quốc là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ, để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất ở trong nước, Hoa Kỳ đã tuyên bố tái áp dụng hạn ngạch đối với 3 mặt hàngxuất khẩu chiến lược của Trung Quốc

Tuy nhiên, việc áp dụng hạn ngạch đang dần được gỡ bỏ dần, thay vào đó là các biện pháp kiểm soát tiêu chuẩn kĩ thuật, xuất xứ hàng hóa,… Điển hình, từ sau ngày 1/1/2007, các mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã được dỡ bỏ hạn ngạch. Điều này tạo điều kiện lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì Mỹ chiếm khoảng 55% thị phần dệt may xuất khẩu của VIệt Nam.

Rào cản kỹ thuật

  • Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ.

Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Mỹ, doanh nghiệp phải gửi kế hoạch, chương trình HACCP (Hệ thống phân tích các mối nguy tới hạn) cho Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).FDA xem xét kế hoạch, chương trình HACCP, khi cần thì kiểm tra.Nếu FDA kết luận là đạt yêu cầu thì cấp phép cho doanh nghiệp đó.

  • Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường

Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến môi trường hay không.Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo.

  • Quy định về trách nhiệm xã hội

Các tiêu chuẩn trong nhóm này nhằm kiểm soát trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sản xuất trong hoạt động kinh doanh, cụ thể như quy định độ tuổi lao động : cấm nhập khẩu sản phẩm sử dụng lao động trẻ em và tuổi nghỉ hưu; quy định mức lương tối thiểu, các chế độ khen thưởng, trợ cấp, nghỉ ốm…Ngoài ra còn có quy định về quyền tự do và đảm bảo tham gia các hiệp hội, tự do tín ngưỡng và tôn giáo…

  • Các yêu cầu về nhãn mác

Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó các sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán, mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản … Quá trình xin cấp nhãn mác cũng như đăng ký thương hiệu kéo dài hàng tháng và rất tốn kém ở Mỹ. Đây là một rào cản thương mại được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển.

  • Các yêu cầu về đóng gói bao bì

Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng,…Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sử dụng.

  • Quy định vể xuất xứ hàng hóa

Quy định về xuất xứ được ghi trong luật thuế quan năm 1930 và 1984.Luật TM và cạnh tranh năm 1988. Trong đó đưa ra các quy định như sau:

  • Quy định về ghi tên hàng hóa và nước xuất xứ bắt buộc phải ghi bằng tiếng Anh và tại vị trí rõ ràng nhất trên vỏ bao bì của hàng hóa.
  • Quy định về mức phạt và các biện pháp xử lý có liên quan. Mức phạt đối với các nhà XK vi phạm quy định về xuất xử thường tương đương với 10% giá trị hàng hóa khi đưa vào lãnh thổ hải quan của Mỹ.

Đồng thời các bên có liên quan phải thực hiện các biện pháp xử lý như sau:

+ đối với những hàng hóa đang bị giữ tại hải quna thì nhà NK phải tiến hành thu xếp thực hiện việc tái xuất hoặc hủy bỏ hoặc đóng gói lại dưới sự giám sát của hải quan.

+ đối với những hàng hóa đã thông quan thì nhà NK phải tiến hành thu hồi vận chuyển về hải quan để thực hiện các biện pháp xử lý dưới sự giám sát của hải quan như thu xếp tái XK, hủy bỏ, đóng gói lại.

  • Phí môi trường

Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các chi phí phải sử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạt động có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Các loại phí môi trường thường gặp gồm có:

–           Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các hoá chất độc hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng.

–           Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí, nước và đất, hoặc gây tiếng ồn.

–           Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí dịch vụ của chính phủ để bảo vệ môi trường.

Phí môi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng hoặc cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.

  • Nhãn sinh thái

Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó.

Chính sách chống bán phá giá:

  • Mỹ sẽ thực hiện việc điều tra hiện tượng bán phá giá của hàng NK khi có đủ 50% số DN trong ngành sản xuất nội địa cùng tham gia kí vào đơn kiện đối với nước XK. Cơ sở để xác định hàng bán phá giá tại thị trường Mỹ nếu thấp hơn mức giá bán tại thị trường nội địa nước XK.
  • Các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa vi phạm cs chống bán phá giá: thông thường áp dụng mức thuế NK cao hơn. Ngoài ra có thể hạn chế NK hoặc hình phạt cao nhất là cấm NK. Đối với 1 số hàng hóa có dấu hiệu bán phá giá tại thị trường Mỹ thì cơ quan TM của Mỹ sẽ tiến hành áp dụng cơ chế giám sát.

Biện pháp hạn chế XK tự nguyện

Thường được áp dụng đối với hàng NK từ NB, TQ.

Ngoài những biện pháp áp dụng quản lý NK trong cs TMQT của Mỹ đề ra các điện pháp trong hỗ trợ TM XK như sau: cung cấp tín dụng TM từ NH XNK của Mỹ đối với các cty XNK nước ngoài; xác định những khu vực chuyên sản xuất hàng XK đặc biệt những khu vực ven biển; các biện pháp xúc tiến TM nhằm hỗ trợ về thông tin, thị trường và đàm phán kí kết hiệp định XK.

 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

  • Luật pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của HK có thể được coi phát triển nhất thế giới-dựa trên hiệp định TRIPs và 1 số công ước QT
  • Luật sửa đổi về bản quyền 1976 quy định: Việc NK vào HK những bản sao chép từ nước ngoài (bất hợp pháp) sẽ bị bắt giữ và tịch thu
  • Tất cả những thương hiệu, nhãn mác, phát minh sáng chế đã được đăng ký thì đều được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

 

  1. Chú ý cho DN VN

Như vậy, qua những nội dung đã phân tích ở trên ta có thể rút ra kết luận rằng Hoa Kỳ là 1 nền kinh tế hàng đầu thế giới; thị trường xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, minh chứng bằng quan hệ thương mại giữa 2 nước không ngừng phát triển qua các năm. Tuy vậy, song song với nhiều thuận lợi cũng là vô vàn khó khăn ở trước mắt. Hệ thống chính sách TMQT của Hoa Kỳ rất phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thật chú ý và quan tâm sát sao nếu muốn trở thánh 1 đối tác hàng đầu của Hoa Kỳ. Vậy, khi xuất khẩu hàng hóa vào quốc gia này thì về phía Việt Nam chúng ta đặc biệt phải chú ý tới những vấn đề gì?

Những chú ý từ phía nhà nước

– Các cơ quan có liên quan mà đặc biệt là phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cần nâng cao vai trò của mình trong việc thúc đẩy hợp tác với phía phòng thương mại và công nghiệp Hoa Kỳ (U.S. Chamber of Commerce). Mục đích chính của hợp tác này vẫn là đàm phán và ký kết các thoả thuận tự do thương mại, tìm kiếm cơ hội kinh doanh khắc phục tình trạng thiếu thông tin của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

– Thông qua diễn đàn doanh nghiệp Viêt Nam –Hoa Kỳ cần nâng cao ý thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia các tổ chức hiệp hội nhằm nâng cao vị thế cho mình đối với các doanh nghiệp nước ngoài khác hoạt động tại Mỹ.

– Thông qua các chuyến thăm cấp cao của chính phủ giới thiệu quảng bá các thương hiệu Việt Nam đồng thời tìm kiếm cơ hội ký kết hợp đồng kinh tế.

– Đào tạo được một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp có khả năng nghiên cứu nắm rõ luật thường xuyên theo dõi những thay đổi trong chính sách thuế hạn ngạch của Hoa Kỳ để kịp thời đưa ra những hướng dẫn cho phí doanh nghiệp.

Những chú ý từ phía doanh nghiệp

Đây là nhóm chú ý quan trọng đóng vai trò tiên quyết với việc cải thiện xuất khẩu của Việt Nam bởi lẽ doanh nghiệp mới chính là những người trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu với các đối tác Hoa Kỳ.

– Cần xây dựng cho mình một thương hiệu đáng tin cậy đối với thị trường Hoa Kỳ So với doanh nghiệp Việt Nam, nhà sản xuất Hoa Kỳ luôn bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng thương hiệu. Quan niệm của họ là xây dựng thương hiệu trước khi tìm kiếm thị trường.Việc liên kết giữa người mua và người bán trong cộng đồng người Việt ở Mỹ hoặc người Việt và Mỹ cũng là một kênh phân phối hàng rất quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần biết khai thác.Trong khi đó, hầu hết các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện chỉ chú trọng đến quảng cáo.

– Điều quan trọng nhất mà nhà xuất khẩu cần làm là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì cũng như chất lượng. Gạch Đồng Tâm và gạch Minh Đức là hai sản phẩm hiện bán rất chạy ở Mỹ, doanh thu ngày một lớn. Nguyên nhân chính là do họ luôn chú trọng tới việc thiết kế mẫu mã, nhằm làm mới sản phẩm để thu hút khách hàng. Thị trường Hoa Kỳ là 1 thị trường năng động và có thị hiếu thường xuyên thay đổi nếu các doanh nghiệp ko chịu khó tìm tòi tự làm mới mình chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển xuất khẩu sang thị trường này.

– Khi tiến hành chào hàng cần phải biết mình biết người biết ta tránh tình trạng chào hàng ồ ạt để rồi đến lúc có những đơn hàng lớn thì ko dám nhận

– Các doanh nghiệp Việt Nam không nên ngần ngại vì sợ không đủ sức cạnh tranh với hàng hóa của Trung Quốc trên thị trường Mỹ. Nhà nhập khẩu Mỹ sợ rủi ro nên không chỉ mua hàng ở một thị trường. Một khách hàng Mỹ muốn mua 100 cái áo thì sẽ đặt 40% của doanh nghiệp Việt Nam, 60% ở Trung Quốc. Nếu doanh nghiệp Trung Quốc không làm kịp hàng, giao đúng thời hạn, lúc đó sẽ chuyển hướng sang Việt Nam.

– Muốn xâm nhập vào hệ thống phân phối hàng hóa ở Hoa Kỳ đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp Việt Nam nên dùng các công ty tư vấn đã từng làm việc với đơn vị phân phối hoặc sử dụng dụng công ty tiếp thị có quan hệ với công ty lớn.

– Các công ty nhỏ có chung một mặt hàng cũng có thể tập hợp với nhau để ký hợp đồng với nhà mua hàng Mỹ và công ty tư vấn làm đại diện, nhằm giảm bớt chi phí.

– Tăng cường liên kết với các cơ quan có liên quan như phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam(VCCI) để nhờ tư vấn và hỗ trợ khi cần thiết.

 


 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *