Phân tích báo cáo tài chính TXKTTC

Please follow and like us:

Phân tích báo cáo tài chính TXKTTC

Một trong những nội dung của phương thức tiếp cận báo cáo tài chính theo chuyên đề là:

Chọn một câu trả lời
A) từng báo cáo tài chính. Không đúng
B) phân tích kết quả kinh doanh. Đúng
C) nhóm chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. Không đúng
D) nhóm chỉ tiêu. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: phân tích kết quả kinh doanh.

Vì: Phân tích kết quả kinh doanh là một nội dung phân tích chuyên sâu, cung cấp cho người sử dụng thông tin kết quả mà doanh nghiệp đạt được trên các chỉ tiêu chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận…

Trị số của chỉ tiêu “Số lần luân chuyển vốn chủ sở hữu” (ET) và “Sức sinh lợi của doanh thu thuần” (ROS) lần lượt có cặp giá trị nào sau đây khi số liệu ở Công ty Q trong năm N như sau (đơn vị tính: triệu đồng):

1. Vốn chủ sở hữu bình quân: 36.600

2. Tài sản bình quân: 91.500

3. Doanh thu thuần: 489.000

4. Lợi nhuận sau thuế: 9.150

Chọn một câu trả lời
A) 0,19 lần và 13,136 lần Không đúng
B) 0,019 lần và 13,36 lần Không đúng
C) 13,36 lần và 0,019 lần Đúng
D) 0,19 lần và 1,36 lần Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: 13,36 lần và 0,019 lần

Vì: Chỉ tiêu ET = Doanh thu thuần/Vốn chủ sở hữu bình quân = 489.000/36.600 = 13,36 (lần)

Chỉ tiêu ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần = 9.150/489.000 = 0,019 (lần)

Tham khảo: Bài 2, mục 2.1.6. Mô hình Dupont (BG, trang 36).

Trị số của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của tài sản” (ROA) và “Sức sinh lợi của doanh thu thuần” (ROS) lần lượt có cặp giá trị nào sau đây khi số liệu ở Công ty Q trong năm N như sau (đơn vị tính: triệu đồng):

1. Vốn chủ sở hữu bình quân: 36.600

2. Tài sản bình quân: 91.500

3. Doanh thu thuần: 489.000

4. Lợi nhuận sau thuế: 9.150

Chọn một câu trả lời
A) 0,1 lần và 0,09 lần Không đúng
B) 0,1 lần và 0,019 lần Đúng
C) 0,09 lần và 0,01 lần Không đúng
D) 0,1 lần và 0,19 lần Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 0,1 lần và 0,019 lần

Vì: Chỉ tiêu ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tài sản bình quân = 9.150/91.500 (lần)

Chỉ tiêu ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần = 9.150/489.000 = 0,019 (lần)

Hệ số tài trợ < 0 khi:

Chọn một câu trả lời
A) vốn chủ sở hữu < 0 Đúng
B) vốn chủ sở hữu = 0 Không đúng
C) vốn chủ sở hữu > 0 Không đúng
D) khi hệ số Nợ phải trả so với tổng tài sản > 0 Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: vốn chủ sở hữu < 0

Vì: Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản mà tài sản luôn > 0 do vậy, hệ số tài trợ < 0 khi vốn chủ sở hữu < 0

Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.3. Phân tích mối quan hệ cơ cấu tài sản và nguồn hình thành nên tài sản (BG, trang 62).

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về
tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Vì: Bản chất Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng. Tham khảo: Bài 1, mục 1.1.1. Khái niệm và mục đích phân tích (BG, trang 3).
Các chỉ tiêu có thể sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản là
Hệ số nợ so với tài sản, hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số tài trợ. Vì: Xem xét cấu trúc riêng rẽ của từng mảng tài sản và nguồn hình thành tài sản cần phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn để thấy được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.3. Phân tích MQH cơ cấu tài sản và nguồn hình thành nên tài sản (BG, trang 62).
Các phương thức tiếp cận báo cáo tài chính là
Tiếp cận từng báo cáo tài chính, tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát, tiếp cận theo chuyên đề. Vì: Tùy theo mục đích của người sử dụng thông tin có thể tiếp cận báo cáo tài chính: theo từng báo cáo tài chính để xem xét, phân tích nội dung của các chỉ tiêu phản ánh trên từng báo cáo tài chính cũng như mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh trên từng báo cáo tài chính; tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát nhằm nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những mặt chủ yếu nhất; tiếp cận theo chuyên đề nhằm cung cấp cho người sử dụng các thông tin đầy đủ về một hay một số khía cạnh mà họ quan tâm. Tham khảo: Bài 1, mục 1.3. Phương thức tiếp cận báo cáo tài chính (BG, trang 16).
Chỉ tiêu ROA của Công ty Y trong năm (N-1) là 0,15 lần, trong năm N là 0,2 lần. Tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu này năm N so với năm (N-1) là
Chỉ tiêu ROIC của Công ty Y trong năm (N-1) là 0,25 lần, trong năm N là 0,15 lần. Tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu này năm N so với năm (N-1) là
Chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản” (TAT) của Công ty Q năm (N-1) và năm N lần lượt có trị số là 5 lần và 6 lần. Mức biến động và tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc có trị số là
Chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản” (TAT) tại Công ty K trong năm (N-1) là 10 lần, trong năm N là 15 lần. Mức biến động của chỉ tiêu này kỳ phân tích so với kỳ gốc là
Chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản” (TAT) tại Công ty K trong năm (N-1) là 10 lần, trong năm N là 15 lần. Mức biến động của chỉ tiêu này kỳ phân tích so với kỳ gốc là
Công thức “Hệ số nợ so với tài sản” được xác định bằng
Nợ phải trả/Tổng tài sản. Vì: Hệ số này cho biết chính sách sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản. Nói cách khác, một đồng tổng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ mấy đồng nợ phải trả. Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản (BG, trang 62).
Công thức tính chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền” được xác định
dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh/Tổng số nợ ngắn hạn bình quân. Vì: Hệ số cho biết một đồng nợ ngắn hạn phải trả bình quân trong kỳ của doanh nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. Tham khảo: Bài 4, mục 4.2.1 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán (BG, trang 78).
Công ty G có tài liệu trong năm N như sau (đơn vị tính: triệu đồng): 1. Tài sản bình quân: 91.500 2. Vốn chủ sở hữu bình quân: 36.600 3. Doanh thu thuần: 489.000 4. Lợi nhuận sau thuế: 9.150 Chỉ tiêu ROA có trị số là:
Công ty G có tài liệu trong năm N như sau (đơn vị tính: triệu đồng): 1. Tài sản bình quân: 92.500 2. Vốn chủ sở hữu bình quân: 37.000 3. Doanh thu thuần: 479.000 4. Lợi nhuận sau thuế: 9.250 Chỉ tiêu ROE có trị số là:
Công ty H có tài liệu trong năm N như sau (đơn vị tính: triệu đồng):
1. Tiền hàng bán chịu: 27.900
2. Tiền hàng mua chịu: 22.950
3. Nợ phải thu bình quân: 1.550
4. Nợ phải trả bình quân: 2.550
Số lần thanh toán tiền hàng là:
Công ty Q có tài liệu trong năm (N-1) và năm N lần lượt như sau (đơn vị tính: triệu đồng):
Tài sản bình quân: 100.000
và 120.000
Doanh thu thuần: 500.000
và 720.000
Chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản” (TAT) năm (N-1) và năm N lần lượt có trị số là:
Công ty Q có tài liệu trong năm (N-1) và năm N lần lượt như sau (đơn vị tính: triệu đồng): Tài sản bình quân: 100.000 và 120.000 Doanh thu thuần: 500.000 và 720.000 Chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản” (TAT) năm (N-1) và năm N lần lượt có trị số là:
Công ty Q có tài liệu trong năm (N-1) và năm N lần lượt như sau (đơn vị tính: triệu đồng): Tài sản bình quân: 100.000 và 120.000 Doanh thu thuần: 500.000 và 720.000 Mức ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản” (TAT) có trị số là:
Công ty Q có tài liệu trong năm (N-1) và năm N lần lượt như sau (đơn vị tính: triệu đồng): Tài sản ngắn hạn bình quân: 100.000 và 150.000 Doanh thu thuần: 800.000 và 1.350.000 Số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn năm (N-1) và năm N lần lượt có trị số là:
Doanh thu bán hàng của Công ty X trong tháng (T – 1) là 150 tỷ đồng, trong tháng T là 120 tỷ đồng. Biến động về quy mô của chỉ tiêu này kỳ phân tích so với kỳ gốc là
Doanh thu bán hàng của Công ty X trong tháng (T – 1) là 150 tỷ đồng, trong tháng T là 120 tỷ đồng. Biến động về quy mô của chỉ tiêu này kỳ phân tích so với kỳ gốc là
Doanh thu bán hàng của Công ty X trong tháng (T – 1) là 150 tỷ đồng, trong tháng T là 120 tỷ đồng. Biến động về quy mô của chỉ tiêu này kỳ phân tích so với kỳ gốc là
Đánh giá khái quát tình hình biến động khả năng tạo doanh thu của tài sản qua chỉ tiêu TAT được tiến hành bằng cách nào sau đây
Xác định sự biến động về quy mô và tốc độ của chỉ tiêu TAT giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Vì: Đánh giá khái quát tình hình biến động khả năng tạo doanh thu của tài sản được tiến hành bằng cách tính ra và so sánh chỉ tiêu TAT giữa kỳ phân tích với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối. Tham khảo: Bài 5, mục 5.2.3. Phân tích hiệu năng sử dụng tổng tài sản (BG, trang 99).
Đánh giá khái quát tình hình tài chính bao gồm đánh giá về
Huy động vốn, độc lập tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi. Vì: Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm đưa ra những nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh như: mức độ độc lập về mặt tài chính; tình hình huy động vốn, khả năng thanh toán; khả năng sinh lợi. Tham khảo: Bài 1, mục 1.3.3. Tiếp cận theo nội dung (BG, trang 18).
Để xác định mức độ biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu, cần tiến hành so sánh trị số nào sau đây của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc
Đối tượng của phân tích báo cáo tài chính là
Hệ thống chỉ tiêu tài chính phản ánh trên các báo cáo tài chính cùng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính hoặc giữa các báo cáo tài chính với nhau. Vì: Thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính chỉ là những “thông tin tĩnh”, rời rạc, phản ánh qui mô tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, dòng tiền mà chưa phản ánh được bản chất và xu hướng biến động của từng đối tượng nên chưa thể là căn cứ để các nhà quản lý ra quyết định quản trị được. Nên phân tích báo cáo tài chính phải đi vào phân tích hệ thống chỉ tiêu tài chính phản ánh trên các báo cáo tài chính, đồng thời phải phân tích mối liên hệ của các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính hoặc giữa các báo cáo tài chính với nhau để thấy được bản chất và xu hướng, nhịp điệu tăng trưởng cũng như tình hình và an ninh tài chính, đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi, hiệu quả kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp. Tham khảo: Bài 1, mục 1.2.2. Đối tượng phân tích (BG, trang 16).
“Hệ số nợ so với tài sản” có thể có trị số nào sau đây
≤ 1 và > 1 Vì: Căn cứ vào công thức xác định chỉ tiêu, khi nợ phải trả ≤ tổng tài sản (xảy ra khi vốn chủ sở hữu ≥ 0), trị số chỉ tiêu “Hệ số nợ so với tài sản” sẽ ≤ 1. Ngược lại, khi nợ phải trả > tổng tài sản (xảy ra khi vốn chủ sở hữu < 0), chỉ tiêu này sẽ có trị số > 1. Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản (BG, trang 62).
Hệ thống Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp gồm
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính. Vì: Theo Chế độ báo cáo tài chính hiện hành hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng trong các doanh nghiệp bao gồm 4 báo cáo bắt buộc là Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Tham khảo: Bài 1, mục 1.1.3. Dữ liệu phân tích (BG, trang 4).
Khả năng sinh lợi là chỉ tiêu phản ánh đại lượng nào sau đây mà doanh nghiệp có thể thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh
Khi các nhân tố và chỉ tiêu có quan hệ với nhau dưới dạng tích số thì kỹ thuật được áp dụng thích hợp là
Số chênh lệch và thay thế liên hoàn. Vì: Kỹ thuật thay thế liên hoàn và kỹ thuật số chênh lệch đều là các dạng khác nhau của kỹ thuật loại trừ. Các kỹ thuật này đều áp dụng được trong trường hợp quan hệ giữa chỉ tiêu nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng là quan hệ tích số. Tham khảo: Bài 2, mục 2.1.3. Loại trừ (BG, trang 29).
Khi doanh nghiệp có cơ cấu nợ dài hạn trong nguồn vốn huy động thêm từ bên ngoài cao, tức là
doanh nghiệp đó đã huy động được những nguồn vốn ổn định và lâu dài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Vì: Nợ vay dài hạn là các khoản nợ có thời gian thanh toán trên 1 năm do vậy có tính ổn định là lâu dài khi tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn (BG, slile 57).
Khi dùng mô hình Dupont để biến đổi chỉ tiêu ROE, khi đó có hai nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là
Nhân tố ROS và ET. Vì: Xuất phát từ công thức gốc ban đầu xác định chỉ tiêu ROE, sau khi sử dụng mô hình Dupont để biến đổi, khi đó chỉ tiêu ROE được xác định bằng hai nhân tố: Sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS) nhân (x) với Số lần luân chuyển vốn chủ sở hữu (ET). Tham khảo: Bài 2, mục 2.1.6. Mô hình Dupont (BG, trang 34).
Kỹ thuật nào sau đây được dùng để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của chỉ tiêu Số lần luân chuyển tài sản (TAT)
Loại hình phân tích nào sau đây không thuộc về phương thức tiếp cận báo cáo tài chính theo nhóm chỉ tiêu khái quát theo
Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Vì: Việc tiếp cận theo các nhóm chỉ tiêu khái quát được thực hiện bằng cách thông qua hệ thống chỉ tiêu được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu của báo cáo tài chính để nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những mặt chủ yếu nhất như: khả năng thanh toán, cấu trúc tài chính, năng lực hoạt động, khả năng sinh lợi, giá trị thị trường và tốc độ tăng trưởng. Tham khảo: Bài 1, mục 1.3.2. Tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát (BG, trang 17).
Mục đích của việc phân tích cơ cấu nguồn vốn là
xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm hiện tại (hay kỳ phân tích) và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Vì: Thông qua cơ cấu nguồn vốn hiện tại và xu hướng biến động về cơ cấu, người sử dụng thông tin có thể đánh giá được chính sách huy động vốn, mức độ độc lập tài chính, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ sở hữu, chủ nợ,… về số tài sản hình thành từ nguồn vốn của họ. Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn (BG, trang 49).
Mục đích của việc phân tích cơ cấu tài sản là
Xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản tại thời điểm hiện tại (hay kỳ phân tích) và xu hướng biến động của cơ cấu tài sản giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Vì: Thông qua xem xét cơ cấu tài sản hiện tại và xu hướng biến động của cơ cấu tài sản, người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản (BG, trang 57).
Mức độ biến động tăng (+) hay giảm (-) của từng chỉ tiêu phản ánh khái quát khả năng sinh lợi kỳ phân tích so với kỳ gốc được xác định bằng
trị số của từng chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi kỳ phân tích trừ trị số của từng chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi kỳ gốc. Vì: Mức độ biến động tăng (+) hay giảm (-) của chỉ tiêu phản ánh qui mô biến động và tốc độ biến động (tăng, giảm) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. Qui mô biến động được xác định theo kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối. Tham khảo: Bài 6, mục 6.2.1. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi (BG, trang 111).
Nếu trị số của chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn” kỳ phân tích lớn hơn kỳ gốc và trị số chỉ tiêu “Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn” kỳ phân tích nhỏ hơn kỳ gốc, chứng tỏ
hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn tăng lên. Vì: Nếu trị số của chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn” kỳ phân tích lớn hơn kỳ gốc và trị số chỉ tiêu “Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn” kỳ phân tích nhỏ hơn kỳ gốc, chứng tỏ hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn tăng lên. Tham khảo: Bài 5, mục 5.2.4. Phân tích hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn (BG, trang 102).
Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính cho biết
cơ cấu tài sản, nguồn vốn của và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Vì: Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính cho biết cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn mà qua đó, người sử dụng thông tin có thể nhận biết được chính sách huy động và sử dụng vốn, mức độ độc lập tài chính, sự phù hợp của cơ cấu tài sản đầu tư. Tham khảo: Bài 1, mục 1.3.2. Tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát (BG, trang 17).
Nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường cho biết
Giá cổ phiếu, lợi nhuận, dòng tiền, giá trị sổ sách của doanh nghiệp, thể hiện rủi ro và tiềm năng phát triển trong tương lai. Vì: Nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường cho biết giá cổ phiếu, lợi nhuận, dòng tiền, giá trị sổ sách của doanh nghiệp, thể hiện rủi ro và tiềm năng phát triển trong tương lai. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, khả năng sinh lợi tốt, giá trị thị trường của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại. Tham khảo: Bài 1, mục 1.3.2. Tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát (BG, trang 17).
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi cho biết
Khả năng tạo lợi nhuận của tài sản, nguồn vốn, doanh thu. Vì: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi được sử dụng để đo lường khả năng tạo lợi nhuận của tài sản, nguồn vốn, doanh thu. Nói cách khác, nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tham khảo: Bài 1, mục 1.3.2. Tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát (BG, trang 17).
Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng cho biết
Tình hình, xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của doanh nghiệp trên các mặt chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận. Vì: Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng cho biết tình hình, xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của doanh nghiệp trên các mặt chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận. Qua đó, người sử dụng thông tin có thể đánh giá được mức độ bền vững trong tăng trưởng của doanh nghiệp. Tham khảo: Bài 1, mục 1.3.2. Tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát (BG, trang 17).
Nội dung của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền” cho biết
một đồng nợ ngắn hạn phải trả bình quân trong kỳ của doanh nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tiền và các khoản tương đương tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh. Vì: Căn cứ vào công thức xác định chỉ tiêu, cho biết với dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ ngắn hạn (kể cả nợ dài hạn đến hạn trả) phải trả hay không. Nói cách khác, một đồng nợ ngắn hạn bình quân trong kỳ được bảo đảm bởi mấy đồng tiền và tương đương tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh. Tham khảo: Bài 4, mục 4.2.1 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán (BG, trang 78).
Nội dung phân tích nào sau đây thuộc phân tích tình hình thanh toán
Phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng, nợ phải thu, nợ phải trả. Vì: Phân tích tình hình thanh toán cung cấp cho người sử dụng thông tin không những biết được tình hình chiếm dụng (hay bị chiếm dụng) trong hoạt động thanh toán, tốc độ thanh toán mà còn cho biết xu hướng, nhịp điệu tăng trưởng của nợ phải thu, nợ phải trả theo thời gian. Tham khảo: Bài 1, mục 1.3.3. Tiếp cận theo nội dung (BG, trang 18).
Phân tích cân bằng tài chính là một nội dung của phương thức tiếp cận báo cáo tài chính theo
nội dung. Vì: Phân tích cân bằng tài chính là phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh trên khía cạnh an toàn và ổn định của nguồn tài trợ. Vì vậy phân tích cân bằng tài chính là một nội dung khi tiếp cận báo cáo tài chính theo chuyên đề (nội dung). Tham khảo:Bài 1, mục 1.3.3. Tiếp cận theo nội dung (BG, trang 18).
Phân tích khả năng sinh lợi bao gồm các nội dung phân tích về khả năng sinh lợi của
Tài sản, vốn chủ sở hữu, chi phí, bộ phận. Vì: Phân tích khả năng sinh lợi là phân tích khả năng tạo lợi nhuận trên các khía cạnh như:tài sản, nguồn vốn, chi phí, bộ phận Vì vậy, phân tích khả năng sinh lợi là một nội dung khi tiếp cận báo cáo tài chính theo nội dung. Tham khảo:Bài 1, mục 1.3.3. Tiếp cận theo nội dung (BG, trang 18).
Phân tích khả năng thanh toán theo thời gian sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng biết về
năng lực thanh toán trước mắt và năng lực thanh toán lâu dài của doanh nghiệp. Vì: Nội dung phân tích khả năng thanh toán theo thời gian bao gồm phân tích năng lực thanh toán trước mắt (năng lực thanh toán ngay) và phân tích năng lực thanh toán lâu dài (năng lực thanh toán trong thời gian tới) của doanh nghiệp. Tham khảo: Bài 4, mục 4.2.4. Phân tích khả năng thanh toán theo thời gian (BG, trang 86).
Phân tích rủi ro tài chính bao gồm các nội dung phân tích rủi ro về
Khả năng thanh toán, thu hồi nợ, dòng tiền, tỷ giá, hiệu quả kinh doanh, hiệu năng hoạt động, phá sản, sử dụng đòn bẩy tài chính. Vì: Phân tích rủi ro tài chính là việc xem xét rủi ro trên các mặt như: khả năng thanh toán, thu hồi nợ, dòng tiền, tỷ giá, hiệu quả kinh doanh, hiệu năng hoạt động, phá sản, sử dụng đòn bẩy tài chính. Tham khảo: Bài 1, mục 1.3.3. Tiếp cận theo nội dung (BG, trang 18).
Phân tích rủi ro tài chính là một nội dung của phương thức tiếp cận báo cáo tài chính theo
nội dung. Vì: Phân tích rủi ro tài chính là phân tích rủi ro trên các khía cạnh như: khả năng thanh toán, thu hồi nợ, dòng tiền, tỷ giá, hiệu quả kinh doanh, hiệu năng hoạt động, phá sản, sử dụng đòn bẩy tài chính. Vì vậy, phân tích rủi ro tài chính là một nội dung khi tiếp cận báo cáo tài chính theo nội dung. Tham khảo: Mục 1.3.3. Tiếp cận theo nội dung (BG, trang 18).
Phân tích tình hình thanh toán là một nội dung của phương thức tiếp cận báo cáo tài chính theo
nội dung. Vì: Phân tích tình hình thanh toán giúp người sử dụng thông tin biết được xu hướng, nhịp điệu tăng trưởng của nợ phải thu, nợ phải trả, tốc độ thanh toán. Vì vậy phân tích tình hình thanh toán là một nội dung khi tiếp cận báo cáo tài chính theo chuyên đề (nội dung). Tham khảo:Bài 1, mục 1.3.3. Tiếp cận theo nội dung (BG, trang 18).
Phần tử số ở công thức để xác định sức sinh lợi cơ bản của tài sản (BEPR) là
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Vì: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi cơ bản (hay sinh lợi kinh tế) của tài sản và được dùng để so sánh khả năng sinh lợi của tài sản giữa các doanh nghiệp khác nhau nên tử số phải là “Lợi nhuận trước thuế và lãi vay” nhằm đồng nhất đặc điểm của các doanh nghiệp để bảo đảm kết quả so sánh (doanh nghiệp được ưu đãi thuế với doanh nghiệp không được ưu đãi; doanh nghiệp sử dụng vốn vay nhiều, ít hay không sử dụng). Tham khảo: Bài 6, mục 6.2.1. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi (BG, trang 111).
Phần tử số ở công thức để xác định sức sinh lợi của vốn dài hạn là
lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Vì: Vốn dài hạn (bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) phản ánh khả năng sinh lợi tính trên tổng nguồn lực. Trị số của chỉ tiêu này phải ≥ chi phí bình quân vay, doanh nghiệp mới bù đắp được chi phí sử dụng vốn và có lãi. Vì thế, tử số của chỉ tiêu phải là “Lợi nhuận trước thuế và lãi vay”. Tham khảo: Bài 6, mục 6.2.1. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi (BG, trang 111).
Qui trình phân tích cơ cấu tài sản được tiến hành như sau
đánh giá tình hình biến động cơ cấu tài sản trên tổng thể, phân tích tình hình biến động cơ cấu tài sản trong từng bộ phận. Vì: Qui trình chung của phân tích là phải đánh giá khái quát rồi mới đi sâu vào từng bộ phận. Do vậy, phân tích cơ cấu tài sản phải đánh giá khái quát tình hình biến động cơ cấu trên tổng thể rồi mới đi sâu phân tích tình hình biến động cơ cấu của từng bộ phận. Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản (BG, trang 57).
Thông tin cung cấp cho người sử dụng khi phân tích khả năng thanh toán là
đánh giá khái quát khả năng thanh toán, xác định khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn và khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp. Vì: Nội dung phân tích khả năng thanh toán bao gồm cả đánh giá khái quát khả năng thanh toán; phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn và khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp. Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.2. Ý nghĩa phân tích (BG, trang 74).
Thời gian luân chuyển của tài sản ngắn hạn tại Công ty L trong năm (N-1) là 40 ngày, trong năm N là 44 ngày. Điều này chứng tỏ tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn kỳ phân tích so với kỳ gốc
Thời gian luân chuyển của tài sản ngắn hạn tại Công ty L trong năm (N-1) là 40 ngày, trong năm N là 44 ngày. Điều này chứng tỏ tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn kỳ phân tích so với kỳ gốc
Thời gian luân chuyển của tài sản ngắn hạn tại Công ty L trong năm (N-1) là 40 ngày, trong năm N là 44 ngày. Điều này chứng tỏ tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn kỳ phân tích so với kỳ gốc
Trích bảng cân đối kế toán công ty X 31/12/N như sau (đơn vị tính: tỷ đồng):
1. Nợ phải trả: 200
2. Vốn chủ sở hữu: 800
3. Tài sản ngắn hạn: 300
4. Tổng nguồn vốn: 1000
Hệ số nợ so với tổng tài sản bằng
Trích bảng cân đối kế toán năm N: (đơn vị tính: 1 tỷ đồng)
1. Tài sản ngắn hạn: 600, trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền: 60
2. Tài sản dài hạn: 400
3. Nợ phải trả: 300
4. Vốn chủ sở hữu: 700
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát bằng:
Trích bảng cân đối kế toán năm N: (đơn vị tính: 1 tỷ đồng) 1. Tài sản ngắn hạn: 600; trong đó: – Tiền và các khoản tương đương tiền: 60 – Hàng tồn kho: 400 2. Tài sản dài hạn: 400 3. Nợ phải trả: 300; trong đó: Nợ ngắn hạn: 200 4. Vốn chủ sở hữu: 700 Hệ số giữa tài sản dài hạn so với nguồn tài trợ thường xuyên bằng:
Trích bảng cân đối kế toán năm N: (đơn vị tính: 1 tỷ đồng) 1. Tài sản ngắn hạn: 600; trong đó: – Tiền và các khoản tương đương tiền: 60 – Hàng tồn kho: 400 2. Tài sản dài hạn: 400 3. Nợ phải trả: 300; trong đó: Nợ ngắn hạn: 200 4. Vốn chủ sở hữu: 700 Hệ số nợ bằng:
Trích bảng cân đối kế toán năm N: (đơn vị tính: 1 tỷ đồng) 1. Tàn sản ngắn hạn: 600, trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền: 60 2. Tài sản dài hạn: 400 3. Nợ phải trả: 300 4. Vốn chủ sở hữu: 700 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát bằng:
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền” < 1 cho biết
dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ từ hoạt động kinh doanh không bảo đảm đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn. Vì: Dựa vào công thức xác định chỉ tiêu, ta thấy, khi dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ < các khoản nợ ngắn hạn bình quân trong kỳ, trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền” sẽ < 1. Khi đó, doanh nghiệp không bảo đảm đủ khả năng trang trải nợ ngắn hạn. Tham khảo: Bài 4, mục 4.2.1 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán (BG, trang 78).
Trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền” ≥ 1 cho biết
dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ bảo đảm đủ và thừa khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Vì: Dựa vào công thức xác định chỉ tiêu, ta thấy, khi dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ ≥ các khoản nợ ngắn hạn bình quân trong kỳ, trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền” sẽ ≥ 1. Khi đó, doanh nghiệp bảo đảm đủ và thừa khả năng trang trải nợ ngắn hạn. Tham khảo: Bài 4, mục 4.2.1 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán (BG, trang 78).
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty K trong năm (N-1) là 80%, trong năm N là 70%. Mức độ biến động về tỷ trọng tài sản ngắn hạn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc là
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty U trong năm (N-1) là 60%, trong năm N là 80%. Như vậy, tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã có sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc là
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty U trong năm (N-1) là 60%, trong năm N là 80%. Như vậy, tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã có sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc là
Về mặt lý thuyết, ý nghĩa của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1 cho biết
Doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Vì: Trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, khi tài sản ngắn hạn < nợ ngắn hạn; tức là tài sản ngắn hạn không bảo đảm đủ khả năng trang trải nợ ngắn hạn. Tham khảo: Bài 4, mục 4.2.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn (BG, trang 82).
Về mặt lý thuyết, ý nghĩa của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” ≥ 1 cho biết
Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Vì: Trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” ≥ 1, khi tài sản ngắn hạn ≥ nợ ngắn hạn; tức là tài sản ngắn hạn bảo đảm đủ và thừa khả năng trang trải nợ ngắn hạn. Tham khảo: Bài 4, mục 4.2.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn (BG, trang 82).
x20 Phân tích cân bằng tài chính là một nội dung của phương thức tiếp cận báo cáo tài chính theo
Nội dung. Vì: Phân tích cân bằng tài chính là phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh trên khía cạnh an toàn và ổn định của nguồn tài trợ. Vì vậy phân tích cân bằng tài chính là một nội dung khi tiếp cận báo cáo tài chính theo chuyên đề (nội dung). Tham khảo:Bài 1, mục 1.3.3. Tiếp cận theo nội dung (BG, trang 18).
Ý nghĩa chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”
cho biết mức độ bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát. Vì: Căn cứ vào công thức tính “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”, chỉ tiêu này cho biết, với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Khi trị số của chỉ tiêu ≥ 1, về mặt lý thuyết, doanh nghiệp bảo đảm đủ và thừa khả năng thanh toán tổng quát. Ngược lại, khi trị sô của chỉ tiêu < 1, doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán nợ phải trả. Tham khảo: Bài 4, mục 4.2.1 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán (BG, trang 77).
Ý nghĩa của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” cho biết
Cho biết một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho. Vì: Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho. Tham khảo: Bài 4, mục 4.2.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn (BG, trang 82).
Ý nghĩa của chỉ tiêu “Hệ số tài trợ” cho biết
Mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Vì: Chỉ tiêu “Hệ số tài trợ” cho biết một đồng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi mấy đồng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu càng cao, mức độ tài trợ của tài sản từ vốn chủ sở hữu càng cao, mức độ độc lậ tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản (BG, trang 62).
Ý nghĩa của “Hệ số nợ so với tài sản” cho biết
Mức độ tham gia tài trợ tài sản tài sản của nợ phải trả. Vì: Theo công thức tính của hệ số nợ so với tài sản ta thấy ý nghĩa, 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, mức độ tham gia tài trợ tài sản của nợ phải trả càng cao và ngược lại. Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản (BG, trang 62).
Theo chế độ kế toán hiện hành trong bảng cân đối kế toán, phần “Nguồn vốn” phản ánh:
Chọn một câu trả lời
A) tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp. Không đúng
B) số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Không đúng
C) trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (ngân sách, ngân hàng, người bán, người mua, người lao động…) về các khoản phải nộp, phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác. Không đúng
D) tổng số nguồn hình thành (nguồn tài trợ) tài sản của doanh nghiệp, bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Đúng
Đúng. Đáp án đúng là: tổng số nguồn hình thành (nguồn tài trợ) tài sản của doanh nghiệp, bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Vì: Theo Chế độ báo cáo tài chính hiện hành (Thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn Chế độ Kế toán doanh nghiệp của Bộ trưởng Bộ Tài chính), phần “Nguồn vốn” của Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng số nguồn hình thành (nguồn tài trợ) tài sản của doanh nghiệp, bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Tổng cộng nguồn vốn (mã số 440)
=
Nợ phải trả (mã số 300)
+
Vốn chủ sở hữu (mã số 400)
Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nội dung:
Chọn một câu trả lời
A) đánh giá chất lượng quản lý. Không đúng
B) phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Đúng
C) phân tích mức độ đáp ứng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Không đúng
D) phân tích mức độ tạo tiền của doanh nghiệp. Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn.
Vì: Cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn.
Báo cáo tài chính giữa niên độ của doanh nghiệp gồm:
Chọn một câu trả lời
A) báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính. Không đúng
B) bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính. Đúng
C) bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Không đúng
D) báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Vì: Theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Thông tư 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Phân tích khả năng thanh toán sử dụng nhóm chỉ tiêu thể hiện:
Chọn một câu trả lời
A) đánh giá chất lượng quản lý. Không đúng
B) mức độ tạo tiền của doanh nghiệp. Không đúng
C) cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Không đúng
D) mức độ đáp ứng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Đúng
Đúng. Đáp án đúng là: mức độ đáp ứng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.
Vì: Khả năng thanh toán phản ánh mức độ đáp ứng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.
Mục đích của phân tích báo cáo tài chính là cung cấp thông tin cho:
Chọn một câu trả lời
A) nhiều nhóm người khác nhau. Đúng
B) cơ quan thuế. Không đúng
C) ban giám đốc. Không đúng
D) ngân hàng. Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: nhiều nhóm người khác nhau.
Vì: Phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như: Ban giám đốc, các cổ đông, những người cho vay, các đại lý… với mục đích giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi và triển vọng của doanh nghiệp; từ đó, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu.
Phân tích kế toán và phân tích tài chính thuộc:
Chọn một câu trả lời
A) phân tích nguồn lao động. Không đúng
B) phân tích xã hội. Không đúng
C) phân tích báo cáo tài chính. Đúng
D) phân tích thống kê. Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: phân tích báo cáo tài chính.
Vì: Phân tích báo cáo tài chính bao gồm phân tích dưới góc độ kế toán (gọi tắt là phân tích kế toán) và phân tích dưới góc độ tài chính (gọi tắt là phân tích tài chính).
Theo chế độ kế toán hiện hành trong bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu” phản ánh:
Chọn một câu trả lời
A) số nợ mà doanh nghiệp chiếm dụng của các chủ nợ trong ngắn hạn. Không đúng
B) số nợ mà doanh nghiệp chiếm dụng của các chủ nợ trong dài hạn. Không đúng
C) số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đúng
D) trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (ngân sách, ngân hàng, người bán, người mua, người lao động…) về các khoản phải nộp, phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác. Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Vì: Theo Chế độ báo cáo tài chính hiện hành (Thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn Chế độ Kế toán doanh nghiệp của Bộ trưởng Bộ Tài chính), chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu” (Mã số 400) phản ánh số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Phân tích tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp sử dụng nhóm chỉ tiêu thể hiện:
Chọn một câu trả lời
A) khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Không đúng
B) mức độ tạo tiền của doanh nghiệp. Không đúng
C) khả năng tạo lợi nhuận của tài sản, nguồn vốn, doanh thu. Không đúng
D) tốc độ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận. Đúng
Đúng. Đáp án đúng là: tốc độ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận.
Vì: Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp thể hiện qua tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận.
Phân tích năng lực hoạt động của doanh nghiệp sử dụng nhóm chỉ tiêu để:
Chọn một câu trả lời
A) mức độ đáp ứng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Không đúng
B) đánh giá chất lượng quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp. Đúng
C) mức độ tạo tiền của doanh nghiệp. Không đúng
D) cơ cấu tài sản, nguồn vốn của và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: đánh giá chất lượng quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp.
Vì: Năng lực hoạt động phản ánh chất lượng quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp.
Theo chế độ kế toán hiện hành trong bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu “Nợ phải trả” phản ánh:
Chọn một câu trả lời
A) số nợ mà doanh nghiệp chiếm dụng của các chủ nợ trong ngắn hạn. Không đúng
B) trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (ngân sách, ngân hàng, người bán, người mua, người lao động…) về các khoản phải nộp, phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác. Đúng
C) số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Không đúng
D) số nợ mà doanh nghiệp chiếm dụng của các chủ nợ trong dài hạn. Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (ngân sách, ngân hàng, người bán, người mua, người lao động…) về các khoản phải nộp, phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác.
Vì: Theo Chế độ báo cáo tài chính hiện hành (Thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn Chế độ Kế toán doanh nghiệp của Bộ trưởng Bộ Tài chính), chỉ tiêu “Nợ phải trả” (mã số 300) phản ánh trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (ngân sách, ngân hàng, người bán, người mua, người lao động…) về các khoản phải nộp, phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác.
Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp sử dụng nhóm chỉ tiêu thể hiện:
Chọn một câu trả lời
A) khả năng tạo lợi nhuận của tài sản, nguồn vốn, doanh thu. Đúng
B) để đánh giá chất lượng quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp. Không đúng
C) mức độ tạo tiền của doanh nghiệp. Không đúng
D) cơ cấu tài sản, nguồn vốn của và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Không đúng
Sai. Đáp án đúng là: khả năng tạo lợi nhuận của tài sản, nguồn vốn, doanh thu.
Vì: Khả năng sinh lợi phản ánh mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị tài sản, nguồn vốn, doanh thu.
Báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ thuộc:
Chọn một câu trả lời
A) hệ thống báo cáo kế toán quản trị. Không đúng
B) hệ thống báo cáo sản xuất. Không đúng
C) hệ thống báo cáo tài chính. Đúng
D) hệ thống báo cáo doanh thu. Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: hệ thống báo cáo tài chính.
Vì: Theo Chế độ báo cáo tài chính hiện hành, hệ thống báo cáo tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp bao gồm hệ thống báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.
Phân tích báo cáo tài chính bao gồm các phương thức tiếp cận:
Chọn một câu trả lời
A) tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát và tiếp cận theo chuyên đề. Không đúng
B) tiếp cận từng báo cáo tài chính và tiếp cận theo chuyên đề. Không đúng
C) tiếp cận từng báo cáo tài chính, tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát, tiếp cận theo chuyên đề. Đúng
D) tiếp cận theo từng báo cáo tài chính và tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát. Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: tiếp cận từng báo cáo tài chính, tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát, tiếp cận theo chuyên đề.
Vì: Tùy theo mục đích của người sử dụng thông tin có thể tiếp cận báo cáo tài chính: theo từng báo cáo tài chính để xem xét, phân tích nội dung của các chỉ tiêu phản ánh trên từng báo cáo tài chính cũng như mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh trên từng báo cáo tài chính; tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát nhằm nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những mặt chủ yếu nhất; tiếp cận theo chuyên đề nhằm cung cấp cho người sử dụng các thông tin đầy đủ về một hay một số khía cạnh mà họ quan tâm.
Một trong những nội dung của phương thức tiếp cận báo cáo tài chính theo nhóm chỉ tiêu khái quát là:
Chọn một câu trả lời
A) khả năng thanh toán. Đúng
B) từng báo cáo tài chính. Không đúng
C) nhóm chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. Không đúng
D) nhóm chỉ tiêu. Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: khả năng thanh toán.
Vì: Việc tiếp cận theo các nhóm chỉ tiêu khái quát được thực hiện bằng cách thông qua hệ thống chỉ tiêu được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu của BCTC để nắm bắt tình hình tài chính của DN trên những mặt chủ yếu nhất như: khả năng thanh toán, cấu trúc tài chính, năng lực hoạt động, khả năng sinh lợi, giá trị thị trường và tốc độ tăng trưởng.
Khi tiếp cận báo cáo tài chính theo chuyên đề với nội dung “Phân tích kết quả kinh doanh” bao gồm các đánh giá về:
Chọn một câu trả lời
A) doanh thu, tổng thu nhập, lợi nhuận. Đúng
B) huy động vốn, độc lập tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi, tốc độ luân chuyển. Không đúng
C) cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Không đúng
D) theo mức độ an toàn và mức độ ổn định của nguồn tài trợ. Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: doanh thu, tổng thu nhập, lợi nhuận.
Vì: Phân tích kết quả kinh doanh là phân tích kết quả được tạo ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua doanh thu, tổng thu nhập, lợi nhuận.
Kỹ thuật so sánh không cần quan tâm đến yếu tố nào sau đây?
Chọn một câu trả lời
A) Gốc so sánh. Không đúng
B) Các dạng so sánh. Không đúng
C) Điều kiện so sánh. Không đúng
D) Mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu. Đúng
Đúng. Đáp án đúng là: Mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu.
Vì: So sánh là chỉ ra sự khác biệt, mức độ biến động (tăng, giảm), mức độ phổ biến… của chỉ tiêu nghiên cứu chứ không phải mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu nghiên cứu.
Sự biến động về quy mô của doanh thu bán hàng ở Công ty X giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc theo số liệu sau:
Tháng (T-1): 100 tỷ đồng.
Tháng T: 120 tỷ đồng.

là:

Chọn một câu trả lời
A) 12 tỷ đồng. Không đúng
B) – 20 tỷ đồng. Không đúng
C) + 20 tỷ đồng. Đúng
D) 1,20 tỷ đồng. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: + 20 tỷ đồng.

Vì: Mức độ biến động về quy mô của doanh thu bán hàng giữa kỳ phân tích (tháng T) với kỳ gốc [tháng (T – 1)]:

120 – 100 = + 20 (tỷ đồng)

Tỷ lệ % đạt được của doanh thu bán hàng ở Công ty Y giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc theo số liệu sau:
Tháng (T-1): 100 tỷ đồng.
Tháng T: 120 tỷ đồng.

là:

Chọn một câu trả lời
A) – 120% Không đúng
B) 120% Đúng
C) + 20% Không đúng
D) – 20% Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: 120%

Vì: Tỷ lệ % doanh thu kỳ phân tích so với kỳ gốc là:

Mối quan hệ nào sau đây giữa các nhân tố là đúng khi sử dụng kỹ thuật liên hệ cân đối:

Chọn một câu trả lời
A) quan hệ dạng tổng số. Không đúng
B) quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng số với hiệu số. Đúng
C) quan hệ dạng hiệu số. Không đúng
D) quan hệ kết hợp tổng số với hiệu số. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng số với hiệu số.

Vì: Trong kỹ thuật liên hệ cân đối, mối quan hệ giữa các nhân tố là “mối quan hệ lỏng” (quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng số với hiệu số).

Khi thực hiện phân tích một chỉ tiêu tổng hợp bằng kỹ thuật chi tiết chỉ tiêu, chỉ tiêu tổng hợp đó bao gồm:

Chọn một câu trả lời
A) nhiều chỉ tiêu bộ phận cấu thành. Đúng
B) hai chỉ tiêu bộ phận cấu thành. Không đúng
C) một chỉ tiêu bộ phận cấu thành. Không đúng
D) không có chỉ tiêu bộ phận cấu thành. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: nhiều chỉ tiêu bộ phận cấu thành.

Vì: Chỉ tiêu tổng hợp là chỉ tiêu được tạo thành từ nhiều chỉ tiêu bộ phận.

Mức ảnh hưởng của nhân tố c (∆c) đến sự biến động của chỉ tiêu N giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc khi có quan hệ theo phương trình:
N = a – b – c + d
được xác định như sau:

Chọn một câu trả lời
A) ∆c = – (c1 – c0) Đúng
B) ∆c = – (c0 – c1) Không đúng
C) ∆c = (c0 – c1) Không đúng
D) ∆c = (c1 – c0) Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: Dc = – (c1 – c0)

Vì: Mức ảnh hưởng của nhân tố d được xác định theo kỹ thuật liên hệ cân đối:

∆c = – (c1 – c0)

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu bán hàng ở Công ty H giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc theo số liệu sau:
Tháng (T-1): 100 tỷ đồng.
Tháng T: 80 tỷ đồng.
là:

Chọn một câu trả lời
A) – 20% Đúng
B) + 20% Không đúng
C) + 8% Không đúng
D) 20% Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: – 20%

Vì: Tốc độ tăng trưởng về doanh thu bán hàng kỳ phân tích so với kỳ gốc là:

Trích bảng cân đối kế toán Công ty X 31/12/N như sau:
– Nợ phải trả: 320
– Vốn chủ sở hữu: 870
– Tài sản ngắn hạn: 550
– Tổng nguồn vốn: 1190
Hệ số tài trợ bằng:

Chọn một câu trả lời
A) 0,73 Đúng
B) 73% Không đúng
C) 37% Không đúng
D) 0,37 Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 0,73

Vì: Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

“Hệ số tài trợ” cho biết:

Chọn một câu trả lời
A) khả năng tài trợ tài sản dài hạn từ vốn chủ sở hữu. Không đúng
B) một đồng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi mấy đồng từ vốn chủ sở hữu. Đúng
C) khả năng tài trợ tài sản ngắn hạn từ vốn chủ sở hữu. Không đúng
D) một đồng tài sản sử dụng trong kinh doanh được đầu tư (hay tài trợ) bao nhiêu từ Nợ phải trả . Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: một đồng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi mấy đồng từ vốn chủ sở hữu.

Vì: Căn cứ vào công thức xác định “Hệ số tài trợ” = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh:

Chọn một câu trả lời
A) tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Không đúng
B) tỷ trọng của nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Không đúng
C) tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Đúng
D) tỷ trọng của nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Vì: Cơ cấu vốn phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

“Hệ số nợ so với tài sản” cho biết:

Chọn một câu trả lời
A) khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Không đúng
B) một đồng tổng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ mấy đồng nợ phải trả. Không đúng
C) chính sách sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản. Không đúng
D) chính sách sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản hay một đồng tổng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ mấy đồng nợ phải trả. Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: chính sách sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản hay một đồng tổng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ mấy đồng nợ phải trả.

Vì: Căn cứ vào công thức tính của chỉ tiêu, cho thấy một đồng tài sản được tài trợ bởi mấy đồng nợ phải trả.

Trong 1 doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản bằng 70% thì tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm trong tổng tài sản sẽ là:

Chọn một câu trả lời
A) 70 % Không đúng
B) 0,7 Không đúng
C) 30 % Đúng
D) 0,3 Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 30%

Vì: Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn, nên tỷ trọng TSDH = 100% – Tỷ trọng tài sản ngắn hạn = 100% – 70% = 30%

Hệ số thanh toán tổng quát có thể có trị số:

Chọn một câu trả lời
A) > 1 Không đúng
B) < 1 Không đúng
C) = 1 Không đúng
D) ≥ 1 và < 1 Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: ≥ 1 và < 1

Vì: Khi tổng tài sản ≥ nợ phải trả, trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” ≥ 1 (xảy ra khi vốn chủ sở hữu ≥ 0). Ngược lại, khi tổng tài sản < nợ phải trả, chỉ tiêu này có trị số < 1 (xảy ra khi vốn chủ sở hữu < 0).

Về mặt lý thuyết, trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1 cho biết:

Chọn một câu trả lời
A) doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đúng
B) doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Không đúng
C) doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Không đúng
D) doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Vì: Trị số của chỉ tiêu này < 1 khi tài sản ngắn hạn < nợ ngắn hạn. Khi đó, tài sản ngắn hạn không đủ đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền < 1 thì:

Chọn một câu trả lời
A) dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ bảo đảm đủ và thừa khả năng trang trải các khoản nợ phải trả. Không đúng
B) dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ vừa bảo đảm đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Không đúng
C) dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ không bảo đảm đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn. Đúng
D) dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ bảo đảm đủ và thừa khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ không bảo đảm đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn.

Vì: Trị số của chỉ tiêu này < 1 khi dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ < nợ ngắn hạn bình quân. Khi đó, dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ không bảo đảm đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán tổng quát = 1 thì:

Chọn một câu trả lời
A) doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ phải trả. Không đúng
B) doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát. Đúng
C) doanh nghiệp có thừa khả năng thanh toán tổng quát. Không đúng
D) doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát.

Vì: Khi đó tài sản vừa đủ đảm bảo cho nợ phải trả, về mặt lý thuyết, doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết:

Chọn một câu trả lời
A) một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Không đúng
B) một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản. Không đúng
C) một đồng nợ phải trả được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản ngắn hạn. Không đúng
D) một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho. Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho.

Vì: Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho.

Hệ số thanh toán tổng quát > 1 thì:

Chọn một câu trả lời
A) doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ phải trả. Không đúng
B) doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát. Không đúng
C) doanh nghiệp có thừa khả năng thanh toán tổng quát. Đúng
D) doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: doanh nghiệp có thừa khả năng thanh toán tổng quát.

Vì: Khi đó tổng tài sản > nợ phải trả. Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp bảo đảm thừa khả năng thanh toán tổng quát.

Trích bảng CĐKT năm N: (đvt: 1tỷ đ)
– TSNH: 550; trong đó:
+ Tiền và các KTĐT: 50
+ HTK: 400
– TSDH: 450
– Nợ phải trả: 350; trong đó: Nợ ngắn hạn: 300, nợ dài hạn: 50
– Vốn chủ sở hữu: 650
Hệ số giữa tài sản dài hạn so với nguồn tài trợ thường xuyên bằng:

Chọn một câu trả lời
A) 0,64 lần Đúng 
B) 1,57 lần
C) 0,35 lần
D) 1,83 lần

Trích bảng CĐKT năm N: (đvt: 1 tỷ đồng)
– TSNH: 550; trong đó:
+ Tiền và các KTĐT: 50
+ HTK: 400
– TSDH: 450
– Nợ phải trả: 350; trong đó: Nợ ngắn hạn: 300
– Vốn chủ sở hữu: 650
Hệ số nợ bằng:

Chọn một câu trả lời
A) 0,5 lần Không đúng
B) 1,57 lần Không đúng
C) 0,35 lần Đúng
D) 1,83 lần Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: 0,35 lần

Vì: Hệ số nợ = Nợ phải trả/Tổng tài sản = 350/(550 + 450) = 0,35 (lần)

Mức ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến sự thay đổi thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn (TSNH) giữa kỳ phân tích với kỳ gốc ở Công ty Q theo số liệu sau (đơn vị tính: triệu đồng):
Năm (N-1):
TSNH bình quân: 9.800
Doanh thu thuần: 88.200
Năm N:
TSNH bình quân: 10.000
Doanh thu thuần: 100.000 là:

Chọn một câu trả lời
A) + 4,82 ngày Không đúng
B) + 4,28 ngày Không đúng
C) – 4,82 ngày Đúng
D) – 4,28 ngày Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: – 4,82 ngày

Chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản” (TAT) năm (N-1) và năm N lần lượt có trị số nào sau đây khi Công ty Q có số liệu như sau (đơn vị tính: triệu đồng):
Năm (N-1):
Tài sản bình quân: 91.500 Doanh thu thuần: 489.000
Năm N:
Tài sản bình quân: 77.200
Doanh thu thuần: 520.000

Chọn một câu trả lời
A) 5,47 lần và 5,43 lần Không đúng
B) 5,43 lần và 6,47 lần Không đúng
C) 5,34 lần và 6,74 lần Đúng
D) 6,74 lần và 5,34 lần Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 5,34 lần và 6,74 lần

Vì: Chỉ tiêu TAT = Doanh thu thuần/Tài sản bình quân:

Năm (N-1) = 489.000/91.500 = 5,34 (lần)
Năm N = 520.000/77.200 = 6,74 (lần)
Tốc độ tăng trưởng của thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn kỳ phân tích so với kỳ gốc ở Công ty L theo số liệu sau:
Năm (N-1): 36 ngày
Năm N: 40 ngày
là:

Chọn một câu trả lời
A) 10% Không đúng
B) + 10% Không đúng
C) + 11,11% Đúng
D) – 11,11% Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: + 11,11%

Mức biến động và tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản” (TAT) kỳ phân tích so với kỳ gốc ở Công ty Q theo số liệu sau:
Năm (N-1): 5,34 lần
Năm N: 6,74 lần
là:

Chọn một câu trả lời
A) + 26,2 lần và + 1,4% Không đúng
B) + 1,4 lần và + 26,2% Đúng
C) + 1,4 % và + 26,2 lần Không đúng
D) + 26,2 lần và + 1,4% Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: + 1,4 lần và + 26,2%

Vì: Mức biến động của TAT kỳ phân tích so với kỳ gốc = 6,74 – 5,34 = + 1,4 (lần)

Số lần luân chuyển của tài sản ngắn hạn (TSNH) năm (N-1) và năm N lần lượt có trị số nào sau đây khi Công ty Q có số liệu như sau (đơn vị tính: triệu đồng):
Năm (N-1):
TSNH bình quân: 9.800
Doanh thu thuần: 88.200
Năm N:
TSNH bình quân: 10.000
Doanh thu thuần: 100.000

Chọn một câu trả lời
A) 8 lần và 10 lần Không đúng
B) 10 lần và 8 lần Không đúng
C) 9 lần và 10 lần Đúng
D) 10 lần và 9 lần Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 9 lần và 10 lần

Vì: Số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần/Tài sản ngắn hạn bình quân

Năm (N-1) = 88.200/9.800 = 9 (lần)

Năm N = 100.000/10.000 = 10 (lần)
Trị số của số lần luân chuyển càng lớn, tốc độ luân chuyển của đối tượng nghiên cứu càng cao, hiệu năng hoạt động:
Chọn một câu trả lời
A) càng xấu. Không đúng
B) càng thấp. Không đúng
C) không đổi. Không đúng
D) càng cao. Đúng
Đúng. Đáp án đúng là: càng cao.
Vì: Tốc độ luân chuyển của đối tượng nghiên cứu phản ánh hiệu năng hoạt động nên số lần luân chuyển của đối tượng nghiên cứu càng cao, hiệu năng hoạt động càng cao và ngược lại.
Số lần luân chuyển của tài sản ở Công ty G với số liệu trong năm N như sau (đơn vị tính: triệu đồng):
1. Tài sản bình quân: 91.500
2. Vốn chủ sở hữu bình quân: 36.600
3. Doanh thu thuần: 489.000
4. Lợi nhuận sau thuế: 9.150
là:
Chọn một câu trả lời
A) 5,43 lần Không đúng
B) 3,54 lần Không đúng
C) 4,53 lần Không đúng
D) 5,34 lần Đúng
Đúng. Đáp án đúng là: 5,34 lần
Vì: Số lần luân chuyển của tài sản = Doanh thu thuần/Tài sản bình quân = 489.000/91.500 = 5,34 (lần)
Công ty TT có tài liệu trong Năm N như sau (đơn vị tính: tỷ đồng):
1. Vốn chủ sở hữu bình quân: 75.750
2. Tổng tài sản bình quân: 101.000
3. Doanh thu thuần: 505.000
4. Lợi nhuận sau thuế: 15.150
Chỉ tiêu ROE và TAT lần lượt có trị số là:
Chọn một câu trả lời
A) 0,5 lần và 2 lần Không đúng
B) 0,2 lần và 4 lần Không đúng
C) 0,5 lần và 4 lần Không đúng
D) 0,2 lần và 5 lần Đúng
Sai. Đáp án đúng là: 0,2 lần và 5 lần
Công ty TT có tài liệu trong năm N như sau (đơn vị tính: tỷ đồng):
1. Vốn chủ sở hữu bình quân: 75.750
2. Tổng tài sản bình quân: 101.000
3. Doanh thu thuần: 505.000
4. Lợi nhuận sau thuế: 15.150
Chỉ tiêu ROS và AFL lần lượt có trị số là:
Chọn một câu trả lời
A) 0,3 lần và 3,33 lần Không đúng
B) – 0,03 lần và – 1,33 lần Không đúng
C) 0,03 lần và 1,33 lần Đúng
D) – 0,3 lần và 3,33 lần Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: 0,03 lần và 1,33 lần
Chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn đầu tư” của Công ty TT trong năm (N-1) là 0,25 lần, trong năm N là 0,35 lần. Quy mô thay đổi của chỉ tiêu này năm N so với năm (N-1) là:
Chọn một câu trả lời
A) + 0,10 lần đúng
B) – 0,10 lần
C) + 0,15 lần
D) – 0,15 lần
Chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn đầu tư” của Công ty TT trong kỳ gốc là 0,25 lần, trong kỳ phân tích là 0,35 lần. Tốc độ thay đổi của chỉ tiêu này kỳ phân tích so với kỳ gốc là:
Chọn một câu trả lời
A) + 400%
B) – 400%
C) – 40%
D) + 40% Đúng
Công ty TT có tài liệu trong Năm N như sau (đơn vị tính: tỷ đồng):
1. Tài sản bình quân: 91.500
2. Vốn dài hạn bình quân: 36.600
3. Doanh thu thuần: 489.000
4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay: 9.150
Chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn dài hạn” – ROCE – có trị số là:
Chọn một câu trả lời
A) 0,12 lần Không đúng
B) 0,2 lần Không đúng
C) 0,25 lần Đúng
D) 0,52 lần Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: 0,25 lần
Vì: ROCE = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Vốn dài hạn bình quân = 9.150/36.600 = 0,25 (lần)
Phân tích khả năng sinh lợi theo từng đối tượng áp dụng quy trình phân tích gồm:
Chọn một câu trả lời
A) 3 bước Đúng
B) 4 bước Không đúng
C) 2 bước Không đúng
D) 5 bước Không đúng
Sai. Đáp án đúng là: 3 bước
Vì: Quy trình phân tích khả năng sinh lợi theo từng đối tượng bao gồm:
– Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của từng đối tượng.
– Phân tích nhân tố ảnh hưởng.
– Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị.
Một trong những nội dung của phương thức tiếp cận báo cáo tài chính theo nhóm chỉ tiêu khái quát là:
Chọn một câu trả lời
A) đánh giá chất lượng quản lý. Không đúng
B) nhóm chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. Không đúng
C) nhóm chỉ tiêu. Không đúng
D) cấu trúc tài chính. Đúng
Đúng. Đáp án đúng là: cấu trúc tài chính.
Vì: Việc tiếp cận theo các nhóm chỉ tiêu khái quát được thực hiện bằng cách thông qua hệ thống chỉ tiêu được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu của BCTC để nắm bắt tình hình tài chính của DN trên những mặt chủ yếu nhất như: khả năng thanh toán, cấu trúc tài chính, năng lực hoạt động, khả năng sinh lợi, giá trị thị trường và tốc độ tăng trưởng.
Một trong những nội dung của phương thức tiếp cận báo cáo tài chính theo chuyên đề là:
Chọn một câu trả lời
A) từng báo cáo tài chính. Không đúng
B) nhóm chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. Không đúng
C) phân tích rủi ro tài chính. Đúng
D) nhóm chỉ tiêu. Không đúng
Sai. Đáp án đúng là: phân tích rủi ro tài chính.
Vì: Phân tích rủi ro tài chính là phân tích rủi ro trên các khía cạnh như: khả năng thanh toán, thu hồi nợ, dòng tiền, tỷ giá, hiệu quả kinh doanh, hiệu năng hoạt động, phá sản, sử dụng đòn bẩy tài chính. Vì vậy, phân tích rủi ro tài chính là một nội dung khi tiếp cận báo cáo tài chính theo nội dung.
Các nhân tố phải được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây khi sử dụng kỹ thuật số chênh lệch:
Chọn một câu trả lời
A) từ nhân tố chất lượng đến nhân tố số lượng. Không đúng
B) từ nhân tố số lượng đến nhân tố số lượng. Không đúng
C) từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Đúng
D) từ nhân tố chất lượng đến nhân tố chất lượng. Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
Vì: Điều kiện bắt buộc khi áp dụng kỹ thuật số chênh lệch là các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng tích số và được sắp xếp theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
Giá trị tài sản ngắn hạn (TSNH) ở Công ty T trong năm N theo số liệu sau:
TSNH: 6 tỷ đồng.
Tổng tài sản: 10 tỷ đồng.
Tỷ trọng TSNH chiếm trong tổng tài sản là:
Chọn một câu trả lời
A) 16% Không đúng
B) 6% Không đúng
C) 0,6% Không đúng
D) 60% Đúng
Đúng. Đáp án đúng là: 60%
Vì: Tỷ trọng của TSNH trong tổng tài sản là
Tốc độ tăng trưởng của doanh thu bán hàng ở Công ty Z giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc theo số liệu sau:
Tháng (T-1): 100 tỷ đồng.
Tháng T: 120 tỷ đồng.
là:
Chọn một câu trả lời
A) + 20% Đúng
B) – 20% Không đúng
C) – 12% Không đúng
D) + 12% Không đúng
Đúng. Đáp án đúng là: +20%
Công thức nào dưới đây để tính tỷ lệ % đạt được của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc?
Chọn một câu trả lời
A)
B) trị số kỳ nghiên cứu/ trị số kỳ gốc * 100% Đúng
C)
D)
Kỹ thuật nào sau đây được áp dụng khi quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu Z dưới dạng cả tổng số và hiệu số như sau:
Z = a – b – c + d
Chọn một câu trả lời
A) số chênh lệch. Không đúng
B) thay thế liên hoàn. Không đúng
C) loại trừ. Không đúng
D) liên hệ cân đối. Đúng
Đúng. Đáp án đúng là: liên hệ cân đối.
Vì: Trong kỹ thuật liên hệ cân đối, mối quan hệ giữa các nhân tố là “mối quan hệ lỏng” (quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng số với hiệu số và tích số hay thương số).
Trị số nào của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của doanh thu thuần” (ROS) sau đây là đúng khi số liệu của Công ty Q trong năm N như sau (đơn vị tính: triệu đồng):
1. Vốn chủ sở hữu bình quân: 36.600
2. Tài sản bình quân: 91.500
3. Doanh thu thuần: 489.000
4. Lợi nhuận sau thuế: 9.150

Chọn một câu trả lời
A) 0,09 lần Không đúng
B) 0,19 lần Không đúng
C) – 0,019 lần Không đúng
D) 0,019 lần Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 0,019 lần

Vì: Chỉ tiêu ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần = 9.150/489.000 = 0,019 (lần)

Trị số nào của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” (ROE) sau đây là đúng khi số liệu ở Công ty Q trong năm N như sau (đơn vị tính: triệu đồng):
1. Vốn chủ sở hữu bình quân: 36.600
2. Tài sản bình quân: 91.500
3. Doanh thu thuần: 489.000
4. Lợi nhuận sau thuế: 9.150

Chọn một câu trả lời
A) 0,5 lần Không đúng
B) 0,35 lần Không đúng
C) 0,25 lần Đúng
D) 0,15 lần Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 0,25 lần

Vì: Chỉ tiêu ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân = 9.150/36.600 = 0,25 (lần)

Trích bảng cân đối kế toán Công ty X 31/12/N như sau: (đvt: tỷ đồng).
– Nợ phải trả: 320
– Vốn chủ sở hữu: 870
– Tài sản ngắn hạn: 550
– Tổng nguồn vốn: 1.190
Hệ số nợ so với tổng tài sản bằng:

Chọn một câu trả lời
A) 0,73 Không đúng
B) 73% Không đúng
C) 37% Không đúng
D) 0,27 Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 0,27

Vì: Hệ số nợ so với tổng tài sản = Nợ phải trả/Tổng tài sản. Do tổng tài sản = tổng nguồn vốn, nên ta có:

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn cao, doanh nghiệp sẽ:

Chọn một câu trả lời
A) không có khả năng độc lập tài chính cao, không bị sức ép về các khoản công nợ hay có thể tự chủ về tài chính 6%. Không đúng
B) có khả năng độc lập tài chính cao, không bị sức ép về các khoản công nợ hay có thể tự chủ về tài chính. Đúng
C) có hiệu quả kinh doanh cao. Không đúng
D) có khả năng thanh toán tốt. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: có khả năng độc lập tài chính cao, không bị sức ép về các khoản công nợ hay có thể tự chủ về tài chính.

Vì: Vốn chủ sở hữu là vốn của các chủ sở hữu, không phải là nợ. Do vậy nếu tỷ trọng cao, doanh nghiệp có mức độ tự chủ tài chính cao.

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản, nhà phân tích thường sử dụng một trong số các chỉ tiêu sau:

Chọn một câu trả lời
A) hệ số nợ so với tài sản. Không đúng
B) hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Không đúng
C) hệ số tài trợ. Không đúng
D) hệ số nợ so với tài sản, hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số tài trợ… Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: hệ số nợ so với tài sản, hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số tài trợ…

Vì: Mục đích của phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn là xem xét, đánh giá chính sách sử dụng vốn nên chỉ cần sử dụng một trong số các chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn.

Hệ số thanh toán tổng quát < 1 thì:

Chọn một câu trả lời
A) doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ phải trả. Đúng
B) doanh nghiệp vẫn bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát. Không đúng
C) doanh nghiệp có thừa khả năng thanh toán tổng quát. Không đúng
D) doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ phải trả.

Vì: Khi đó tổng tài sản < nợ phải trả nên tài sản không đảm bảo đủ cho nợ phải trả, doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát.

Hệ số thanh toán tổng quát của doanh nghiệp được xác định:

Chọn một câu trả lời
A) Tổng số tài sản/Tổng nợ phải trả Đúng
B) Tổng số tài sản/Tổng nợ ngắn hạn Không đúng
C) Tổng Nợ phải trả/Tổng tài sản Không đúng
D) Vốn chủ sở hữu/Nợ phải trả Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: Tổng số tài sản/Tổng nợ phải trả.

Vì: Hệ số thanh toán tổng quát cho biết một đồng nợ phải trả của doanh nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản.

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được xác định:

Chọn một câu trả lời
A) Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn Không đúng
B) Tổng tài sản/Nợ phải trả Không đúng
C) Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Đúng
D) (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Vì: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn.

Phân tích khả năng thanh toán theo thời gian nhằm mục đích cung cấp thông tin về:

Chọn một câu trả lời
A) khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Không đúng
B) khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp. Không đúng
C) khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Không đúng
D) năng lực thanh toán trước mắt và năng lực thanh toán lâu dài của doanh nghiệp. Đúng

Sai. Đáp án đúng là: năng lực thanh toán trước mắt và năng lực thanh toán lâu dài của doanh nghiệp.

Vì: Nội dung phân tích khả năng thanh toán theo thời gian bao gồm phân tích năng lực thanh toán trước mắt (năng lực thanh toán ngay) và phân tích năng lực thanh toán lâu dài (năng lực thanh toán trong thời gian tới) của doanh nghiệp.

Tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn (TSNH) kỳ phân tích so với kỳ gốc thay đổi như thế nào khi thời gian luân chuyển của TSNH tại Công ty L như sau:

Năm (N-1): 36 ngày

Năm N: 40 ngày

Chọn một câu trả lời
A) càng cao.
B) không đổi.
C) càng xấu.
D) càng thấp. Đúng

Thời gian thu hồi tiền hàng ở Công ty H với số liệu trong năm N như sau (đơn vị tính: triệu đồng):
Tiền hàng bán chịu: 29600
Tiền hàng mua chịu: 25800
Nợ phải thu bình quân: 1480
Nợ phải trả bình quân: 2580
là:

Chọn một câu trả lời
A) 19 ngày Không đúng
B) 18 ngày Đúng
C) 20 ngày Không đúng
D) 21 ngày Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 18 ngày

Vì: Thời gian thu hồi tiền hàng = Thời gian kỳ nghiên cứu/Số lần thu tiền = Thời gian kỳ nghiên cứu × Nợ phải thu bình quân/Tổng tiền hàng bán chịu =

Tốc độ tăng trưởng của số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn kỳ phân tích so với kỳ gốc ở Công ty L theo số liệu sau:
Năm (N-1): 10 lần
Năm N: 9 lần
là:

Chọn một câu trả lời
A) + 9%
B) + 10%
C) – 9%
D) – 10% Đúng

Phần mẫu số ở công thức xác định số lần luân chuyển của tài sản là:

Chọn một câu trả lời
A) tài sản giữa kỳ. Không đúng
B) tài sản đầu kỳ. Không đúng
C) tài sản cuối kỳ. Không đúng
D) tài sản bình quân. Đúng

Sai. Đáp án đúng là: tài sản bình quân.

Vì: Tất cả tài sản trong kỳ đều tham gia luân chuyển mà nếu lấy giá trị đầu kỳ, giữa kỳ hay cuối kỳ đều không chính xác. Vì thế, phải lấy trị số bình quân.

Phần mẫu số ở công thức xác định số lần thu hồi tiền hàng là:

Chọn một câu trả lời
A) nợ phải thu bình quân. Đúng
B) nợ phải thu đầu kỳ. Không đúng
C) nợ phải thu cuối kỳ. Không đúng
D) nợ phải thu giữa kỳ. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: nợ phải thu bình quân.

Vì: Xác định số lần thu hồi tiền hàng bình quân trong kỳ không thể sử dụng số nợ thanh toán đầu kỳ, giữa kỳ hay cuối kỳ được.

Công ty TT có tài liệu trong năm N như sau: AFL: 2,0; TAT: 5,34; ROS: 0,02 và trong năm (N-1) như sau: AFL: 2,5; TAT: 6,74; ROS: 0,03.
Hãy xác định ảnh hưởng của nhân tố ROS tới sự thay đổi chỉ tiêu ROE.

Chọn một câu trả lời
A) – 0,1068 lần Đúng
B) – 0,0681 lần Không đúng
C) + 0,0186 lần Không đúng
D) – 0,0658 lần Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: – 0,1068 lần

Vì: Ảnh hưởng của nhân tố ROS là:

= AFL1 × TAT1 × (ROS1 – ROS0)

= 2,0 × 5,34 × (0,02 – 0,03)

= – 0,1068 (lần)

Chỉ tiêu ROE có trị số càng giảm, sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu:

Chọn một câu trả lời
A) càng phát triển. Không đúng
B) càng thấp. Đúng
C) càng cao. Không đúng
D) không đổi. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: càng thấp.

Vì: ROE phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu có phần mẫu số là:

Chọn một câu trả lời
A) vốn chủ sở hữu bình quân. Đúng
B) vốn chủ sở hữu đầu kỳ.
C) vốn chủ sở hữu giữa kỳ.
D) vốn chủ sở hữu cuối kỳ.

Báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp là:

Chọn một câu trả lời
A) báo cáo giá vốn hàng bán. Không đúng
B) báo cáo sản xuất. Không đúng
C) báo cáo tài chính. Đúng
D) báo cáo kế toán quản trị. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: báo cáo tài chính.

Vì: Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp.

Một trong những nội dung của phương thức tiếp cận báo cáo tài chính theo nhóm chỉ tiêu khái quát là:

Chọn một câu trả lời
A) từng báo cáo tài chính. Không đúng
B) năng lực hoạt động. Đúng
C) nhóm chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. Không đúng
D) nhóm chỉ tiêu. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: năng lực hoạt động.

Vì: Việc tiếp cận theo các nhóm chỉ tiêu khái quát được thực hiện bằng cách thông qua hệ thống chỉ tiêu được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu của BCTC để nắm bắt tình hình tài chính của DN trên những mặt chủ yếu nhất như: khả năng thanh toán, cấu trúc tài chính, năng lực hoạt động, khả năng sinh lợi, giá trị thị trường và tốc độ tăng trưởng.

Một trong những nội dung của phương thức tiếp cận báo cáo tài chính theo chuyên đề là:

Chọn một câu trả lời
A) nhóm chỉ tiêu.
B) từng báo cáo tài chính.
C) nhóm chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính.
D) phân tích tình hình thanh toán. Đúng

Khi các nhân tố và chỉ tiêu có quan hệ với nhau dưới dạng nào sau đây thì sử dụng kỹ thuật thay thế liên hoàn?

Chọn một câu trả lời
A) thương số hoặc tích số hoặc kết hợp giữa tích số với thương số Đúng
B) tích số và thương số. Không đúng
C) tổng số hoặc hiệu số Không đúng
D) hiệu số và tổng số. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: thương số hoặc tích số hoặc kết hợp giữa tích số với thương số

Vì: Kỹ thuật thay thế liên hoàn áp dụng khi mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu nghiên cứu là mối quan hệ “chặt”, dưới dạng thương số hoặc tích số.

Mức ảnh hưởng của nhân tố a (∆a) đến sự biến động của chỉ tiêu P giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc khi chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của nhân tố a và b dưới dạng thương số (a/b); trong đó, a là nhân tố số lượng, b là nhân tố chất lượng; được xác định như sau:

Chọn một câu trả lời
A) ∆a = (b1/b0) – (a1/b0) Không đúng
B) ∆a = (a1/b0) – (a1/b0) Không đúng
C) ∆a = (a1/a0) – (a0/b0) Không đúng
D) ∆a = (a1/b0) – (a0/b0) Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: ∆a = (a1/b0) – (a0/b0).

Vì: Mức ảnh hưởng của nhân tố a được xác định theo kỹ thuật thay thế liên hoàn:

∆a = (a1/b0) – (a0/b0).

Hệ số thanh toán tổng quát < 1 khi:

Chọn một câu trả lời
A) vốn chủ sở hữu > 0. Không đúng
B) vốn chủ sở hữu = 0 Không đúng
C) vốn chủ sở hữu < 0 Đúng
D) hệ số tài trợ < 1 Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: vốn chủ sở hữu < 0

Vì: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu. Khi vốn chủ sở hữu < 0, tổng tài sản sẽ < nợ phải trả. Khi đó, trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” sẽ < 1

Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền chiếm trong tổng tài sản được xác định:

Chọn một câu trả lời
A) TVCKTDT/Tổng tài sản *100 Đúng
B) Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là:

Vì: Chỉ tiêu này cho biết tiền và các khoản tương đương tiền chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản.

Về mặt lý thuyết, chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” ≥ 1 cho biết:

Chọn một câu trả lời
A) doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Không đúng
B) doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đúng
C) doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Không đúng
D) doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Vì: Trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” ≥ 1 khi tài sản ngắn hạn ≥ nợ ngắn hạn. Khi đó, doanh nghiệp bảo đảm đủ và thừa khả năng đá ứng nợ ngắn hạn.

“Hệ số giữa tài sản dài hạn so với nguồn tài trợ thường xuyên” được xác định:

Chọn một câu trả lời
A) Tổng tài sản/Nợ phải trả Không đúng
B) Tài sản dài hạn/Nợ dài hạn Không đúng
C) Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Không đúng
D) Tài sản dài hạn/Nguồn tài trợ thường xuyên Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: Tài sản dài hạn/Nguồn tài trợ thường xuyên.

Vì: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thường xuyên.

Phần tử số ở công thức xác định số lần thu hồi tiền hàng là:

Chọn một câu trả lời
A) tổng tiền hàng mua chịu. Không đúng
B) tổng tiền hàng bán chịu. Đúng
C) tổng tiền hàng bán ra. Không đúng
D) tổng tiền hàng mua vào. Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: tổng tiền hàng bán chịu.

Vì: Thu hồi tiền hàng nghĩa là thu hồi số tiền hàng bán chịu, bán theo phương thức trả chậm.

Để nâng cao khả năng sinh lợi sẽ cần những điều kiện tiên quyết là:

Chọn một câu trả lời
A) nâng cao hiệu suất công việc.
B) nâng cao hiệu năng hoạt động.
C) nâng cao hiệu quả hoạt động.
D) nâng cao hiệu suất công việc và hiệu năng hoạt động. Đúng

Công ty TT có tài liệu trong Năm N như sau (đơn vị tính: tỷ đồng):
1. Vốn chủ sở hữu bình quân: 75.750
2. Tổng tài sản bình quân: 101.000
3. Doanh thu thuần: 505.000
4. Lợi nhuận sau thuế: 15.150
Chỉ tiêu ROA và ROS lần lượt có trị số là:

Chọn một câu trả lời
A) 0,15 lần và 0,19 lần Không đúng
B) 0,02 lần và 0,19 lần Không đúng
C) 0,03 lần và 0,15 lần Không đúng
D) 0,15 lần và 0,03 lần Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 0,15 lần và 0,03 lần

Công ty TT có tài liệu trong năm N như sau: AFL: 2,0; TAT: 5,34; ROS: 0,02 và trong năm (N-1) như sau: AFL: 2,5; TAT: 6,74; ROS: 0,03.
Hãy xác định ảnh hưởng của nhân tố AFL tới sự thay đổi chỉ tiêu ROE.

Chọn một câu trả lời
A) 0,03 lần Không đúng
B) + 0,03 lần Không đúng
C) + 0,01 lần Không đúng
D) – 0,1 lần Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: – 0,1 lần

Vì: Ảnh hưởng của nhân tố AFL là:

= (AFL1 – AFL0) × TAT0 × ROS0

= (2,0 – 2,5) × 6,74 × 0,03

= – 0,1 (lần)

Chỉ tiêu “Sức sinh lợi của tài sản” của Công ty TT trong kỳ thực hiện là 0,35 lần, trong kỳ kế hoạch là 0,30 lần. Quy mô thay đổi của chỉ tiêu kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch là:

Chọn một câu trả lời
A) + 0,50 lần Không đúng
B) – 0,50 lần Không đúng
C) – 0,05 lần Không đúng
D) + 0,05 lần Đúng

Sai. Đáp án đúng là: + 0,05 lần

Vì: Quy mô thay đổi của chỉ tiêu là:

± ROA = ROATH – ROAKH

= 0,35 – 0,30

= + 0,05 (lần)

Công ty TT có tài liệu trong năm N như sau: AFL: 2,0; TAT: 5,34; ROS: 0,02 và trong năm (N-1) như sau: AFL: 2,5; TAT: 6,74; ROS: 0,03.
Hãy xác định ảnh hưởng của nhân tố TAT tới sự thay đổi chỉ tiêu ROE.

Chọn một câu trả lời
A) + 0,700 lần Không đúng
B) – 0,070 lần Không đúng
C) – 0,084 lần Đúng
D) + 0,084 lần Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: – 0,084 lần

Vì: Ảnh hưởng của nhân tố TAT là:

= AFL1 × (TAT1 – TAT0) × ROS0

= 2,0 × (5,34 – 6,74) × 0,03

= – 0,084 (lần)

Tỷ suất sinh lợi cơ bản của tài sản (BEPR) có phần mẫu số ở công thức là:

Chọn một câu trả lời
A) tài sản đầu kỳ. Không đúng
B) tài sản bình quân. Đúng
C) tài sản cuối kỳ. Không đúng
D) tài sản giữa kỳ. Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: tài sản bình quân.

Vì: Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đều tham gia tạo nên lợi nhuận. Vì thế, nếu sử dụng số tài sản đầu kỳ, giữa kỳ hay cuối kỳ đều không chính xác nên phải sử dụng giá trị tài sản bình quân.

Khi tính toán sự thay đổi chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” giữa kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch theo kỹ thuật thay thế liên hoàn, sự thay đổi này chịu ảnh hưởng tác động của hai nhân tố là:

Chọn một câu trả lời
A) tài sản bình quân và lợi nhuận sau thuế. Không đúng
B) vốn chủ sở hữu bình quân và lợi nhuận sau thuế. Đúng
C) vốn chủ sở hữu bình quân và tài sản bình quân. Không đúng
D) tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân. Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: vốn chủ sở hữu bình quân và lợi nhuận sau thuế.

Vì: Căn cứ vào công thức tính ROE, vốn chủ sở hữu bình quân là nhân tố phản ánh yếu tố đầu vào, còn lợi nhuận sau thuế là nhân tố phản ánh kết quả đầu ra.

Xác định quy mô thay đổi của chỉ tiêu nghiên cứu được thực hiện bằng cách lấy:

Chọn một câu trả lời
A) trị số kỳ gốc trừ trị số kỳ phân tích. Không đúng
B) trị số kỳ gốc trừ trị số kỳ gốc. Không đúng
C) trị số kỳ phân tích trừ trị số kỳ gốc. Đúng
D) trị số kỳ phân tích trừ trị số kỳ phân tích. Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: trị số kỳ phân tích trừ trị số kỳ gốc.

Vì: Mức độ thay đổi (biến động) về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu được xác định bằng cách so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.

Tham khảo: Bài 2, mục 2.1.1. So sánh (BG, trang 28).

Công thức nào sau đây được dùng để tính toán tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể?

Chọn một câu trả lời
A) Không đúng
B) Không đúng
C) Trị số từng bộ phận/ trị số tổng thể*100 Đúng
D)
Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là:

Vì: Tỷ trọng của từng bộ phận cho biết bộ phận đó chiếm bao nhiêu % trong tổng thể.

Kỳ nào sau đây được dùng để so sánh với trị số chỉ tiêu nghiên cứu khi phân tích nhịp điệu tăng trưởng?

Chọn một câu trả lời
A) Kỳ nghiên cứu. Không đúng
B) Kỳ phân tích. Không đúng
C) Kỳ gốc. Không đúng
D) Kỳ liền kề trước đó. Đúng

Sai. Đáp án đúng là: Kỳ liền kề trước đó.

Vì: Nhịp điệu tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu được xác định thông qua dãy trị số của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của chỉ tiêu”; trong đó, bắt buộc phải lần lượt thay đổi trị số chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc (kỳ sau so với kỳ liền kề trước đó).

Tham khảo: Bài 2, mục 2.1.1. So sánh (BG, trang 29).

Trên báo cáo tài chính khi dùng kỹ thuật so sánh ngang theo từng chỉ tiêu sẽ cho biết sự thay đổi về:

Chọn một câu trả lời
A) quy mô và tốc độ. Không đúng
B) quy mô và tốc độ, sự biến động tỷ trọng cũng như xu hướng tăng trưởng và nhịp điệu tăng trưởng. Đúng
C) xu hướng tăng trưởng và nhịp điệu tăng trưởng. Không đúng
D) tỷ trọng. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: quy mô và tốc độ, sự biến động tỷ trọng cũng như xu hướng tăng trưởng và nhịp điệu tăng trưởng.

Vì: So sánh ngang là việc so sánh theo thời gian của chỉ tiêu nghiên cứu. Qua đó, biết được sự biến động về quy mô lẫn tốc độ tăng trưởng, biến động về tỷ trọng cũng như xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu.

Trị số chỉ tiêu ở kỳ nào sau đây được cố định khi xác định xu hướng tăng trưởng?

Chọn một câu trả lời
A) Ở kỳ gốc. Đúng
B) Ở kỳ hiện tại. Không đúng
C) Ở kỳ nghiên cứu. Không đúng
D) Ở kỳ phân tích.
.

Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: Ở kỳ gốc.

Vì: Xu hướng tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu được xác định thông qua dãy trị số của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng định gốc của chỉ tiêu”; trong đó, bắt buộc phải cố định kỳ gốc khi xác định chỉ tiêu.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm mục đích:

Chọn một câu trả lời
A) xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm hiện tại (hay kỳ phân tích) và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Đúng
B) xác định tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Không đúng
C) xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm hiện tại (hay kỳ phân tích) so với kỳ gốc. Không đúng
D) xác định tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm hiện tại (hay kỳ phân tích) và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.

Vì: Thông qua việc xem xét cơ cấu nguồn vốn hiện tại và xu hướng biến động cơ cấu nguồn vốn, người sử dụng thông tin có thể đánh giá được chính sách huy động vốn, mức độ độc lập tài chính, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ sở hữu, chủ nợ… về số tài sản hình thành từ nguồn vốn của họ.

Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn (BG, trang 49).

Phân tích cơ cấu tài sản nhằm mục đích:

Chọn một câu trả lời
A) xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản tại thời điểm hiện tại (hay kỳ phân tích) so với kỳ gốc. Không đúng
B) xác định tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Không đúng
C) xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản tại thời điểm hiện tại (hay kỳ phân tích) và xu hướng biến động của cơ cấu tài sản giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Đúng
D) xác định tỷ trọng của tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản tại thời điểm hiện tại (hay kỳ phân tích) và xu hướng biến động của cơ cấu tài sản giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.

Vì: Thông qua việc xem xét, đánh giá cơ cấu tài sản hiện tại và xu hướng biến động về cơ cấu tài sản, người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tình hình sử dụng vốn (qua tình hình phân bổ tài sản), tình hình đầu tư (qua hệ số đầu tư tài sản cố định)… của doanh nghiệp.

Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản (BG, trang 57).

“Hệ số tài trợ” có thể có trị số là:

Chọn một câu trả lời
A) > 0 Không đúng
B) < 0 Không đúng
C) = 0 Không đúng
D) ≥ 0 và < 0 Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: ≥ 0 và < 0

Vì: Căn cứ vào công thức xác định hệ số tài trợ, khi vốn chủ sở hữu ≥ 0, chỉ tiêu này có trị số ≥ 0. Ngược lại, khi vốn chủ sở hữu < 0 (xảy ra khi số lỗ lũy kế > toàn bộ vốn chủ sở hữu, dẫn đến “âm” vốn chủ sở hữu), trị số của chỉ tiêu này sẽ < 0.

Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản (BG, trang 62).

“Hệ số nợ” (hay “Hệ số nợ so với tổng tài sản”) được xác định bằng:

Chọn một câu trả lời
A) Nợ phải trả/Tổng tài sản. Đúng
B) Không đúng
C) Không đúng
D) Tổng tài sản/Nợ phải trả.
Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: Nợ phải trả/Tổng tài sản.

Vì: Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản được tài trợ bởi mấy đồng nợ phải trả.

Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản (BG, trang 62).

Doanh nghiệp có cơ cấu nợ dài hạn cao trong nguồn vốn huy động thêm từ bên ngoài, tức là:

Chọn một câu trả lời
A) doanh nghiệp bị giảm khả năng độc lập tài chính. Không đúng
B) doanh nghiệp đó đã huy động được những nguồn vốn ổn định và lâu dài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Đúng
C) khả năng thanh toán kém. Không đúng
D) hiệu quả kinh doanh không cao. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: doanh nghiệp đó đã huy động được những nguồn vốn ổn định và lâu dài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

Vì: Nợ vay dài hạn là các khoản nợ có thời gian thanh toán trên 1 năm do vậy có tính ổn định là lâu dài khi tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn (BG, slile 57).

Kỹ thuật phân tích sử dụng trong phân tích cơ cấu tài sản là:

Chọn một câu trả lời
A) kỹ thuật so sánh. Đúng
B) mô hình Dupont. Không đúng
C) kỹ thuật chênh lệch. Không đúng
D) kỹ thuật thay thế liên hoàn. Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: kỹ thuật so sánh.

Vì: Phân tích cơ cấu tài sản được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc.

Tham khảo: Bài 3, mục 3.1.1. Cấu trúc tài chính (BG, trang 48).

Không đúng
Điểm: 0/1.
Câu12 [Góp ý]
Điểm : 1
“Hệ số nợ so với tài sản” có thể có trị số:

Chọn một câu trả lời
A) > 1 Không đúng
B) < 1 Không đúng
C) = 1 Không đúng
D) ≥ 1 và < 1 Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: ≥ 1 và < 1

Vì: Căn cứ vào công thức xác định chỉ tiêu, khi nợ phải trả = tổng tài sản (xảy ra khi vốn chủ sở hữu = 0), chỉ tiêu này có trị số = 1; khi nợ phải trả < tổng tài sản (xảy ra khi vốn chủ sở hữu > 0), trị số của chỉ tiêu < 1. Ngược lại, khi nợ phải trả > tổng tài sản (xảy ra khi vốn chủ sở hữu < 0), chỉ tiêu này có trị số > 1.

Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản (BG, trang 62).

Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp phản ánh:

Chọn một câu trả lời
A) tỷ trọng của tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Không đúng
B) tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Đúng
C) tỷ trọng của hàng tồn kho chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Không đúng
D) tỷ trọng của tài sản ngắn hạn so với tài sản dài hạn. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

Vì: Cơ cấu tài sản phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tham khảo: Bài 3, mục 3.1.1. Cấu trúc tài chính (BG, trang 48).

Nội dung phân tích cấu trúc tài chính bao gồm:

Chọn một câu trả lời
A) phân tích cơ cấu nguồn vốn. Không đúng
B) phân tích cơ cấu tài sản. Không đúng
C) phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu nguồn vốn và tài sản. Không đúng
D) phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích cơ cấu tài sản, phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản. Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích cơ cấu tài sản, phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản.

Vì: Cấu trúc tài chính theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn.

Tham khảo: Bài 3, mục 3.1.2. Ý nghĩa phân tích (BG, trang 48).

Cơ sở dữ liệu để phân tích cấu trúc tài chính là:

Chọn một câu trả lời
A) bảng cân đối kế toán. Đúng
B) báo cáo kết quả kinh doanh. Không đúng
C) báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Không đúng
D) thuyết minh báo cáo tài chính. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: bảng cân đối kế toán.

Vì: Phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản.

Tham khảo: Bài 3, mục 3.1.1. Cấu trúc tài chính (BG, trang 48).

Hệ số khả năng thanh toán nhanh được xác định:

Chọn một câu trả lời
A) Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn Không đúng
B) Tổng tài sản/Nợ phải trả Không đúng
C) Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Không đúng
D) (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Đúng

Sai. Đáp án đúng là: (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

Vì: Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho.

Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền cho biết:

Chọn một câu trả lời
A) một đồng nợ ngắn hạn phải trả bình quân trong kỳ của doanh nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. Đúng
B) một đồng nợ phải trả bình quân trong kỳ của doanh nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. Không đúng
C) một đồng nợ ngắn hạn phải trả bình quân trong kỳ của doanh nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tiền và các khoản tương đương tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh. Không đúng
D) số tiền doanh nghiệp có thể trả cho các khoản nợ trong kỳ. Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: một đồng nợ ngắn hạn phải trả bình quân trong kỳ của doanh nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Vì: Căn cứ vào công thức xác định chỉ tiêu.

Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền ≥ 1 cho biết:

Chọn một câu trả lời
A) dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ bảo đảm đủ và thừa khả năng trang trải các khoản nợ phải trả. Không đúng
B) dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ vừa bảo đảm đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Không đúng
C) dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ không bảo đảm đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn. Không đúng
D) dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ bảo đảm đủ và thừa khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Đúng

Sai. Đáp án đúng là: dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ bảo đảm đủ và thừa khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn.

Vì: Trị số của chỉ tiêu này ≥ 1 khi dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ ≥ nợ ngắn hạn bình quân. Khi đó, dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ bảo đảm đủ và thừa khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời được xác định:

Chọn một câu trả lời
A) Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn Đúng
B) Tổng tài sản/Nợ phải trả Không đúng
C) Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Không đúng
D) (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

Vì: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng ngay (tức thời) nợ ngắn hạn.

Tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản” (TAT) kỳ phân tích so với kỳ gốc ở Công ty K theo số liệu sau:

Năm (N-1): 10 lần

Năm N: 12 lần.

là:

Chọn một câu trả lời
A) + 10% Không đúng
B) + 12% Không đúng
C) + 20% Đúng
D) + 2%
.

Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: +20%

Vì: Tốc độ tăng trưởng của TAT kỳ phân tích so với kỳ gốc

Mức ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản” (TAT) ở Công ty Q theo số liệu sau (đơn vị tính: triệu đồng):

Năm (N – 1):

Tài sản bình quân: 91.500 Doanh thu thuần: 489.000

Năm N:

Tài sản bình quân: 77.200

Doanh thu thuần: 520.000

là:

Chọn một câu trả lời
A) – 0,14 lần Không đúng
B) – 0,41 lần Không đúng
C) + 0,14 lần Không đúng
D) + 0, 41 lần Đúng

Sai. Đáp án đúng là: + 0,41 lần

Vì: Mức ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần được xác định bằng kỹ thuật thay thế liên hoàn = 520.000/77.200 – 489.000/77.200 = + 0,41 (lần)

Mức biến động và tốc độ tăng trưởng của số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn kỳ phân tích so với kỳ gốc ở Công ty P theo số liệu sau:

Năm (N-1): 9 lần

Năm N: 10 lần

là:

Chọn một câu trả lời
A) + 11 lần và + 11,11% Không đúng
B) + 1 lần và + 11,11% Đúng
C) + 11,11% và + 1 lần Không đúng
D) – 1 lần và – 11,11% Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: + 1 lần và + 11,11%

Vì: Mức biến động về số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc

= 10 – 9 = + 1 (lần)

Tốc độ tăng trưởng về số lần luân chuyển của tài sản ngắn hạn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc:

Mức ảnh hưởng của nhân tố tổng tài sản bình quân đến chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản” (TAT) ở Công ty Q theo số liệu sau (đơn vị tính: triệu đồng):

Năm (N-1):

Tài sản bình quân: 91.500 Doanh thu thuần: 489.000

Năm N:

Tài sản bình quân: 77.200

Doanh thu thuần: 520.000

là:

Chọn một câu trả lời
A) + 0,99 lần Đúng
B) + 0,90 lần Không đúng
C) – 0,90 lần Không đúng
D) – 0,99 lần Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: + 0,99 lần

Vì: Mức ảnh hưởng của nhân tố tổng tài sản bình quân đến sự biến động của TAT được xác định bằng kỹ thuật thay thế liên hoàn = 489.000/77.200 – 489.000/91.500 = + 0,99 (lần)
Mức biến động của thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn kỳ phân tích so với kỳ gốc ở Công ty L theo số liệu sau:

Năm (N-1): 36 ngày

Năm N: 40 ngày

là:

Chọn một câu trả lời
A) + 4 ngày Đúng
B) – 4 ngày Không đúng
C) – 3 ngày Không đúng
D) + 3 ngày Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: + 4 ngày

Vì: Mức độ biến động về thời gian luân chuyển của tài sản ngắn hạn tại Công ty L kỳ phân tích so với kỳ gốc = 40 – 36 = + 4 (ngày)
Mức biến động của số lần luân chuyển của tài sản ngắn hạn kỳ phân tích so với kỳ gốc ở Công ty L theo số liệu sau:

Năm (N-1): 10 lần

Năm N: 9 lần.

là:

Chọn một câu trả lời
A) + 1 lần Không đúng
B) – 1 lần Đúng
C) + 2 lần Không đúng
D) – 2 lần Không đúng

Sai. Đáp án đúng là: – 1 lần

Vì: Mức độ biến động về số lần luân chuyển của tài sản ngắn hạn tại Công ty L giữa kỳ phân tích (năm N) so với kỳ gốc [năm (N – 1)] = 9 – 10 = – 1 (lần)

Thời gian thu hồi tiền hàng và thanh toán tiền hàng ở Công ty H theo số liệu trong năm N như sau (đơn vị tính: triệu đồng):

Tiền hàng bán chịu: 29.600

Tiền hàng mua chịu: 25.800

Nợ phải thu bình quân: 1.480

Nợ phải trả bình quân: 2.580

là:

Chọn một câu trả lời
A) 18 ngày và 36 ngày Đúng
B) 36 ngày và 18 ngày Không đúng
C) 20 ngày và 36 ngày Không đúng
D) 36 ngày và 20 ngày Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 18 ngày và 36 ngày

Vì: Thời gian thu hồi tiền hàng = Thời gian kỳ nghiên cứu/Số lần thu tiền = Thời gian kỳ nghiên cứu × Nợ phải thu bình quân/Tổng tiền hàng bán chịu =

Thời gian thanh toán tiền hàng = Thời gian kỳ nghiên cứu/Số lần trả tiền = Thời gian kỳ nghiên cứu × Nợ phải trả bình quân/Tổng tiền hàng mua chịu =

Trích bảng cân đối kế toán năm N: (đvt: 1 tỷ đồng)

– Tài sản ngắn hạn: 550; trong đó:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: 50

+ Hàng tồn kho: 400

– Tài sản dài hạn: 450

– Nợ phải trả: 350; trong đó: Nợ ngắn hạn: 300

– Vốn chủ sở hữu: 650

Hệ số khả năng thanh toán tức thời bằng:

Chọn một câu trả lời
A) 0,5 lần Không đúng
B) 0,17 lần Đúng
C) 2,86 lần Không đúng
D) 1,83 lần Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 0,17 lần

Vì: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn = 50/300 = 0,17 (lần)
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn được xác định:

Chọn một câu trả lời
A) Tổng tài sản/Nợ phải trả Không đúng
B) Tài sản dài hạn/Nợ dài hạn Đúng
C) Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Không đúng
D) (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: Tài sản dài hạn/Nợ dài hạn

Vì: “Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn” là chỉ tiêu phản ánh mức độ đáp ứng nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn.

Thời gian thanh toán tiền hàng ở Công ty H với số liệu trong năm N như sau (đơn vị tính: triệu đồng):

Tiền hàng bán chịu: 29600

Tiền hàng mua chịu: 25800

Nợ phải thu bình quân: 1480

Nợ phải trả bình quân: 2580

là:

Chọn một câu trả lời
A) 36 ngày Đúng
B) 35 ngày Không đúng
C) 37 ngày Không đúng
D) 38 ngày Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 36 ngày.

Vì: Thời gian thanh toán tiền hàng = Thời gian kỳ nghiên cứu/Số lần trả tiền = Thời gian kỳ nghiên cứu × Nợ phải trả bình quân/Tổng tiền hàng mua chịu =
Thời gian của tháng tính tròn theo ngày ở kỳ phân tích là:

Chọn một câu trả lời
A) 31 ngày Không đúng
B) 30 ngày Đúng
C) 29 ngày Không đúng
D) 28 ngày Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: 30 ngày

Vì: Quy ước tháng tròn 30 ngày chứ không căn cứ vào thời gian theo lịch.
Công ty TT có tài liệu trong năm N như sau: TAT: 5,34; ROS: 0,02 và trong năm (N-1) như sau: TAT: 6,74; ROS: 0,03.

Hãy xác định ảnh hưởng của nhân tố TAT tới sự thay đổi chỉ tiêu ROA.

Chọn một câu trả lời
A) + 0,024 lần Không đúng
B) + 0,042 lần Không đúng
C) – 0,042 lần Đúng
D) – 0,024 lần Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: – 0,042 lần

Vì: Ảnh hưởng của nhân tố TAT là:

= (TAT1 – TAT0) × ROS0

= (5,34 – 6,74) × 0,03

= – 0,042 (lần)
Chỉ tiêu “Sức sinh lợi của tài sản” của Công ty TT trong kỳ thực hiện là 0,35 lần, trong kỳ kế hoạch là 0,3 lần. Tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch là:

Chọn một câu trả lời
A) 16,67% Không đúng
B) + 16,67% Đúng
C) – 26,67% Không đúng
D) + 26,67% Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: + 16,67%

Vì: Tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu là:
Tỷ suất sinh lợi cơ bản của tài sản (BEPR) có phần tử số ở công thức là:

Chọn một câu trả lời
A) lợi nhuận gộp. Không đúng
B) lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đúng
C) lợi nhuận thuần. Không đúng
D) lợi nhuận sau thuế. Không đúng

Đúng. Đáp án đúng là: lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Vì: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi cơ bản (hay sinh lợi kinh tế) của tài sản và được dùng để so sánh khả năng sinh lợi của tài sản giữa các doanh nghiệp khác nhau nên tử số phải là “Lợi nhuận trước thuế và lãi vay” nhằm đồng nhất đặc điểm của các doanh nghiệp để bảo đảm kết quả so sánh (doanh nghiệp được ưu đãi thuế với doanh nghiệp không được ưu đãi; doanh nghiệp sử dụng vốn vay nhiều, ít hay không sử dụng).
Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu có tử số là:

Chọn một câu trả lời
A) doanh thu thuần. Không đúng
B) doanh thu tiêu thụ. Không đúng
C) tổng giá trị sản xuất. Không đúng
D) lợi nhuận sau thuế. Đúng

Đúng. Đáp án đúng là: lợi nhuận sau thuế.

Vì: Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *