Ở nhiều nước, Ủy ban chứng khoán đặt ra quy định các kiểm toán viên không được mua cổ phiếu của các công ty mà họ kiểm toán. Ủy ban chứng khoán sẽ áp dụng những kiểm soát thường xuyên đối với các công ty niêm yết và công bố danh sách các kiểm toán viên đang vi phạm quy định, đồng thời ra quyết định xử lý đối với những vi phạm này (kể cả công ty kiểm toán có kiểm toán viên vi phạm nếu xét thấy có hành vi bao che).

Please follow and like us:

Ở nhiều nước, Ủy ban chứng khoán đặt ra quy định các kiểm toán viên không được mua cổ phiếu của các công ty mà họ kiểm toán. Ủy ban chứng khoán sẽ áp dụng những kiểm soát thường xuyên đối với các công ty niêm yết và công bố danh sách các kiểm toán viên đang vi phạm quy định, đồng thời ra quyết định xử lý đối với những vi phạm này (kể cả công ty kiểm toán có kiểm toán viên vi phạm nếu xét thấy có hành vi bao che).

công ty kiểm toán có kiểm toán viên vi phạm nếu xét thấy có hành vi bao che).

Yêu cầu :

  1. Anh/Chị có đồng ý với quy định cấm các kiểm toán viên đầu tư cổ phiếu của các công ty mà họ tiến hành kiểm toán hay không? Tại sao?

Các quy định cấm các kiểm toán viên đầu tư cổ phiếu của các công ty mà họ tiến hành kiểm toán là hợp lý. Sau  khi tìm hiểu thì nhóm đồng ý với quy định này bởi vì điểu đó đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên. Yêu cầu này được xem như là điều kiện cần để đạt được mục tiêu của hoạt động kiểm toán, độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiêm toán viên. Kết quả kiểm toán sẽ không có giá trị khi những người sử dụng kết quả kiểm toán tin rằng cuộc kiểm toán thiếu tính độc lập cho dù cuộc kiểm toán được thực hiện bởi người có trình độ cao đến đâu. Yêu cầu về tính độc lập đòi hỏi sự trung thực và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán, đồng thời các kiểm toán viên không bị ràng buộc trong việc tiếp xúc với các tài liệu và báo cáo của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tính thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Mọi câu hỏi về tình hình kinh doanh hoặc các sử lý kế toán trong các giao dịch của doanh nghiệp cần được trả lời đầy đủ và đảm bảo rằng kiểm toán viên không bị hạn chế trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán.

Vì vậy nếu Kiểm toán viên có quan hệ xã hội, kinh tế với khách thể kiểm toán hoặc bị ảnh hưởng trong việc thu thập, đánh giá bằng chứng thì việc ra ý kiến kiểm toán không mang tính trung thực nên có quy định cấm các kiểm toán viên như vậy là hợp lý.

  1. Một số kiểm toán viên cho rằng, họ có thể được đầu tư mua cổ phiếu của công ty cho đến khi họ không liên quan trực tiếp đến công việc kiểm toán hoặc tư vấn cho công ty đó. Quan điểm của anh/chị như thế nào về vấn đề này?

Kiểm toán viên không được đầu tư mua cổ phiếu của công ty mà họ có liên quan trực tiếp đến công việc kiểm toán hoặc tư vấn cho công ty đó, vì điều này có thể dẫn đến những tác động làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán hoặc tư vấn cho công ty đó.  Trong trường hợp đầu bài đưa ra là kiểm toán viên có thể đầu từ mua cổ phiếu của công ty cho đến khi họ không liên quan trực tiếp đến công việc kiểm toán hoặc tư vấn cho công ty đó. Điều này là không sai nếu đến khi kiểm toán viên có liên quan trực tiếp đến công việc của công ty đó thì kiểm toán viên và công ty đó phải không có bất cứ mối quan hệ nào về tài chính, và không có những ảnh hưởng nào tới kết quả kiểm toán và kiểm toán viên không được có quan hệ ruột thịt đối với những chủ thể liên quan trực tiếp tới công việc kiểm toán.

  1. Theo Anh/chị, chuẩn mực/qui định về kiểm toán Việt Nam nào có quy định những vấn đề liên quan ở trên? Theo chuẩn mực này, công ty kiểm toán phải có những biện pháp nào để tránh “nguy cơ” ấy xảy ra khi thành viên của nhóm kiểm toán hoặc người có quan hệ ruột thịt (bố, mẹ, vợ chồng, con, anh chị em ruột) của họ có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc giái tiếp trong khách hàng kiểm toán?

Tại Việt Nam có quy định những vấn đề trên tại chuẩn mực CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN. (Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2015) và Luật kiểm toán độc lập.

Tại điều 19 của luật kiểm toán độc lập có quy định liên quan tới những việc mà kiểm toán viên không được làm :

Điều 19. Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán

Kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau đây:

  1. Là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán;
  2. Là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
  3. Là người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán cho các năm tài chính được kiểm toán;
  4. Trong thời gian hai năm, kể từ thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
  5. Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
  6. Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
  7. Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
  8. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán , kiểm toán có quy đinh tại mục 100.14      Các biện pháp bảo vệ do tổ chức nghề nghiệp quy định, do pháp luật và các quy định có liên quan điều chỉnh, gồm:

(1) Các yêu cầu về học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán;

(2) Các yêu cầu về cập nhật kiến thức chuyên môn;

(3) Các quy định về quản trị doanh nghiệp;

(4) Các chuẩn mực nghề nghiệp;

5) Sự giám sát của tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý và các hình thức kỷ luật;

(6) Soát xét độc lập do bên thứ ba được trao quyền hợp pháp thực hiện đối với các báo cáo, tờ khai, thông báo hay thông tin do kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp cung cấp.

Như vậy để tránh “nguy cơ” ấy xảy ra khi thành viên của nhóm kiểm toán hoặc người có quan hệ ruột thịt (bố, mẹ, vợ chồng, con, anh chị em ruột) của họ có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc giái tiếp trong khách hàng kiểm toán doanh nghiệp kiểm toán cần có những biện pháp nhất định như trong chuẩn mực này.

Tài liệu tham khảo

  1. CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN  (Ban hành  kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC  ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính)
  2. Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 do Quốc hội ban hành.
  3. Tài liệu giáo trình slile bài giảng online môn Kiểm toán căn bản – TXKTKI03 của trường đại học kinh tế quốc dân.

 

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *