Những thành công và hạn chế của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ và giải pháp khắc phục

Please follow and like us:

Câu hỏi: Những thành công và hạn chế của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ và giải pháp khắc phục

  1. Thành công

– Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh qua các năm, Hoa kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, năm 2010 kim ngach xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 20% so với năm 2009.

– Số lượng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào  Hoa kỳ tăng, có sự chuyển hướng sang các mặt hàng chế biến.

– Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam gia tăng, nhiều sản phẩm ‘ made in Việt Nam’ đã có tiếng nói nhất định trên thị trường Hoa Kỳ.

  1. Hạn chế

–  Quy mô và tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam trong tỷ trọng nhập khẩu của Hoa kỳ rất thấp, Trong những năm gần đây, Hoa kỳ là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa kỳ tăng mạnh và đứng đầu trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam của Hoa Kỳ lại rất thấp. Không những vậy, chủng loại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ còn hạn chế, chủ yếu là các mặt hàng: Cà phê, cao su, hạt điều, đồ gỗ gia dụng, hải sản, giày da và hàng dệt may..

– Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật do phía Hoa Kỳ đặt ra còn yếu

– Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn chưa coi trọng việc tiếp thị mặt hàng xuất khẩu.

Thông thường, các công ty thụ động chờ các nhà nhập khẩu nước ngoài tự tìm đến để giao dịch mua bán hoặc tổ chức những cuộc triển lãm địa phương để chào đón bạn hàng từ nước ngoài. Khi có khách hàng liên hệ tìm hiểu để đặt hàng, các doanh nghiệp thường chú trọng gia tăng số lượng đơn đặt hàng hơn là vấn đề hợp đồng thanh toán hóa đơn. Chính điểm này đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho các thủ đoạn lừa gạt tinh vi của các tư nhân hoặc công ty nước ngoài.

– Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa kỳ đa phần là qua trung gian hay gia công thuê, để kiếm đơn đặt hàng các nhà xuất khẩu trong của Việt Nam thường giao dịch với các doanh nghiệp,môi giới trung gian ngoài nước, hay là chấp nhận gia công thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài, điều này làm giảm lợi nhuận mà các doanh nghiệp nhận được, cái phần lợi nhuận mà các doanh nghiệp của Viêt Nam thu được khi này chỉ là một phần rất nhỏ trong phần lợi nhuận mà hàng hóa của họ sản xuất ra được.

– Nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thi trương Hoa Kỳ có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, Mặt khác bị kiện chống bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ thì các doanh nghiệp còn chưa liên kết với nhau để kháng lại vụ kiện mà vẫn cư sử theo kiểu mệnh ai người đó lo, điều này là nguyên nhân chính dẫn tới việc các doanh nghiệp của việt nam bị sử thua trong các vụ kiện chống bán phá giá.

  1. Giải pháp

– Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm tại thị trường Hoa kỳ qua đó tìm kiếm các đơn đặt hàng từ các đối tác Hoa Kỳ. Tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác qua đó gia tăng tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam.

– Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ cần nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về tiêu chuẩn bị thuật do phía Hoa Kỳ đặt ra, Mặt khác do những tiêu chuẩn này Việt Nam cũng đã có nhưng chưa được áp dụng, vì vậy trong khâu quản lý Việt Nam cần phải áp dụng những tiêu chuẩn này, qua đó tạo thói quen cho các doanh nhiệp để dễ dàng áp dụng khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ

–  Cần mở rộng mạng lưới tiếp thị trực tiếp vào thị trường Mỹ, kết hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa để thành lập các tập đoàn kinh tế nhập khẩu trực tiếp hàng hóa vào Mỹ, mở rộng mạng lưới kinh doanh nhắm trực tiếp vào giới tiêu thụ Mỹ. Đây là điều chúng ta còn thiếu và cần điều chỉnh để phát triển kinh doanh trong những thời kỳ kinh tế khủng hoảng hiện nay.

– Đối phó với kiện chống phá giá, doanh nghiệp phải nỗ lực  giải quyết, không thể trông chờ vào tác động thông qua con đường chính trị. Các doanh nghiệp khi bị khởi kiện chống bán phá giá phải liên kết lại với nhau từ đó  xác định xem doanh nghiệp nào sẽ bị chọn là bị đơn bắt buộc, họ có tham gia vào vụ kiện một cách nghiêm túc để có thể có kết quả tốt có lợi cho họ và cho toàn cục hay không…, trên cơ sở đó đưa ra những bước đi thích hợp. Khi bị kiện, doanh nghiệp không nên hoảng, hãy kiên nhẫn tham khảo ý kiến luật sư, các chuyên gia của Hội đồng Tư vấn về phòng vệ thương mại của VCCI.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *