Những nội dung chủ yếu trong chính sách đầu tư quốc tế của VN từ 1986 đến nay. Các giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN trong điều kiện hôi nhập kinh tế quốc tế
Những nội dung chủ yếu trong chính sách đầu tư quốc tế của VN từ 1986 đên nay
Chính sách đầu tư quốc tế của VN
Mô hình chính sách: Từ năm 1986 đến nay, VN đã thực hiện chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước trong đó ưu tiên thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, khai thác hiệu quả nguồn lực trong nước.
Các biện pháp thực hiện
Trong quá trình thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư nước ngoài ngày càng được hoàn thiện thông qua việc ban hành các văn bản bổ sung và tiến tới ban hành luật đầu tư chung nhằm khắc phục những hạn chế của Luật đã ban hành đồng thời đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp với thay đổi của mục tiêu phát triển trong nước và bối cảnh thế giới. Tiến tới xây dựng một khung pháp luật về đầu tư thống nhất phù hợp với thông lệ quốc tế.
– 1987: VN ban hành luật đầu nước ngoài, luật này khá thông thoáng , cởi mở có nhiều ưu đãi nhất so với các nước trong khu vực.Tuy nhiên do ban hành lần đầu tiên nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết và còn chứa đựng những điều trái với thông lệ quốc tế.
– 1990: Luật đầu tư nước ngoài của VN đã qua sửa đổi và bổ sung. Luật này cho phép các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được trực tiếp hợp tác đầu tư với nước ngoài
– 12/1992: Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi và bổ sung, Luật này cho phép các công ty tư nhân được hợp tác đầu tư với nước ngoài, hình thức đầu tư cũng được mở rộng thêm đó là Khu chế xuất và hơp đồng xây dựng – kinh doanh- chuyển giao
– 11/1996: Quốc hội VN đã ban hành luật sửa đổi và bổ sung nước ngoài lần thứ 3 với mục đích xem xét và điều chình một cách đồng bộ với hoạt động đầu tư nước ngoài tại VN theo hướng cái gì quy định “quá lỏng” thì xiết lại và cái gì quá chặt thì xiết ra như: Mở rộng thêm một số hình thức đầu, rút ngắn thời gian thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án nước ngoài từ 90 xuống còn 60 ngày
– 1/1998: Chính phủ đã ban hành nghị định 10/CP về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động đầu tư nước ngoài tại VN
Nghị định cho phép các DN 100% vốn nước ngoài được chuyển lỗ tối đa không quá 5 năm; cho phép các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư được hưởng mức thuế lợi tức ưu đãi trong suốt thời gian hoạt động
– 11/2005 Chính phủ VN đã ban hành Luật đầu tư chung, Lụât này đã có những chính sách ưu đãi phù hợp hơn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như: Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa # để thực hiện dự án đầu tư tại VN theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư được miễn thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế; Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng VN và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư…
Chủ động tham gia có hiệu quả vào cơ chế song phương, khu vực và trên thế giới để điều chỉnh hoạt động FDI theo hướng mục tiêu chung: tự do hoá hoạt động đầu tư.
Thể hiện: VN đã ký hiệp định khuyến khích đầu tư với 147 nước
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường thể hiện: Bên cạnh luật đầu tư, luật doanh nghiệp đấu thầu được ban hành và một số đạo luật # được sửa đổi, ban hành một số đạo luật còn thiếu..
Tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo hướng một cửa, gọn nhẹ, đầy đủ
Về đầu tư kết cấu hạ tầng, trong những năm gần đây Nhà nước chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án FDI
Trong thời gian vừa qua Chính phủ sử dụng nhiều biện pháp xúc tiến đầu tư: Giới thiệu hình ảnh của VN ra thị trường thế giới, tham gia các cuộc hội thảo đầu tư mang tính chất quốc tế, thực hiện các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo tới các nước trên thế giới…
Hiện nay VN có khoảng 16 trung tâm xúc tiến đầu tư
Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ #
Các giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN trong điều kiện hôi nhập kinh tế quốc tế
2.1 Giải pháp từ phía nhà nước
– Nhà nước tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư theo hướng đồng bộ và hấp dẫn; Thực hiện có hiệu quả công tác phân cấp quản lý về các Tỉnh, Thành phố; Đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội; Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết của VN với các tổ chức quốc tế; thực hiện chống tham nhũng một cách hiệu quả…
– Hoàn thiện công tác quy hoạch ở tất cả các ngành kinh tế trọng điểm nhằm tránh tình trạng cùng một thời điểm có quá nhiều dự án được cấp giấy phép dẫn đến hiện tường đầu tư tràn lan kém hiệu quả… Trong đó xác định các ngành, lĩnh vực, địa bàn ưu tiên đầu tư, các lĩnh vực và địa bàn đầu tư khó khăn có sự khuyến khích và ưu tiên đầu tư của Chính phủ
– Thực hiện tốt chính sách giải phóng mặt bằng gắn với tái định cư, giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động….
– Tiếp tục đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại kết cấu hạ tầng ngày hiện đại, đạt trình độ quốc tế. Chú trọng đến kết cấu hạ tầng xã hội như hệ thống giáo dục, y tế, bảo hiểm…
– Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư và cung cấp thông tin giúp cho việc lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với đặc điểm của từng dự án
– Cải cách bộ máy hành chính theo hướng gọn nhẹ, có hiệu lực.Tiếp tục thực hiện chủ trương mở rộng phân cấp quản lý đầu tư cho các UBND tỉnh và thành phố trực thuộc . Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý dự án sau cấp phép
– Cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn giải quyết các thủ tục đầu tư và quản lý dự án để đảm bảo đội ngũ cán bộ này vừa có đức lại vừa có tài.
– Chính phủ cần nâng cao các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà đầu tư, tạo sự an toàn khi họ đầu tư vào VN.
2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp
– Các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc xúc tiến thu hút vốn FDI như: Xây dựng các trang Web riêng giới thiệu về công ty; Tham gia các hội chợ và diễn đàn doanh nghiệp quốc tế; Nắm bắt kịp thời các chủ trương và chính sách của nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI..
– Các doanh nghiệp cần chủ động đầu máy móc, công nghệ nhằm nâng cao năng sức lao động, tạo nên những sản phẩm có chất lượng tốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
– Lao động là một trong những nhân tố rất quan trọng quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để tăng thêm sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.