Nhận thức của con người trải qua những giai đoạn nào?

Please follow and like us:

Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành các giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.

Giai đoạn 1: Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:

Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.

Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác.

Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan.

Giai đoạn 2: Nhận thức lý tính

Các hình thức của nhận thức lý tính bao gồm:

Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật.

Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.

Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.

Đặc điểm của nhận thức lý tính là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng đồng thời cũng là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

Về cơ bản nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.

Giai đoạn 3: Nhận thức trở về thực tiễn

Nhận thức trở về thực tiễn được hiểu là tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói một cách dễ hiểu thì thực tiễn là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, cơ sở động lực, muc đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích và cải tạo thế giới mà còn có chức năng định hướng thực tiễn.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *