Nguyên tắc tập quyền và phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước có những điểm khác biệt gì

Please follow and like us:

Nguyên tắc tập quyền và phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước có những điểm khác biệt gì ?
Nguyên tắc tập quyền và phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước có những điểm khác biệt :
– Khái niệm:
+Nguyên tắc tập quyền: Tập quyền tức là nguyên tắc tổ chức quyền lực tập trung vào một cá nhân hoặc một cơ quan và nó có thể chi phối đến sự hình thành hoặc hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.
+Nguyên tắc phân quyền: Là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước được phân tách thành các nhánh quyền lực riêng rẽ gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp, ngang bằng nhau, độc lập và kiềm chế đối trọng nhau.
-Ưu điểm:
+Nguyên tắc tập quyền:
Đảm bảo quyền lực không bị phân tán.
Các hoạt động, đường lối chính sách được thực hiện xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, không có sự tranh giành quyền lực giữa các cơ quan.
+Nguyên tắc phân quyền:
Tránh sự chuyên quyền, độc tài trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Có sự phân định rõ ràng, rành mạch về phạm vi quyền lực nhà nước nên đề cao được tính trách nhiệm của mỗi nhánh quyền lực.
– Nhược điểm:
+Nguyên tắc tập quyền:
Chuyên chế, duy ý chí, độc tài.
Thiếu sự phân định phạm vi quyền lực nhà nước nên không đề cao được trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Thiếu sự kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan dẫn đến dễ xảy ra việc lạm dụng quyền lực, quan liêu.
Phủ nhận tính độc lập tương đối giữa các quyền nên hạn chế tính năng động, hiệu quả và trách nhiệm của mỗi quyền.
+Nguyên tắc phân quyền:
Dễ tranh chấp, giành nhiều quyền lực về cơ quan mình.
Không có sự đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa các cơ quan.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *