Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, rất nhiều phương thức thanh toán mới đã ra đời. Người dùng có thể sử dụng các phương thức thanh toán truyền thống kết hợp các phương thức thanh toán hiện đại. Các bạn hãy cùng chia sẻ những phương thức thanh toán hiện đại ngày nay nhé!

Please follow and like us:

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, rất nhiều phương thức thanh toán mới đã ra đời. Người dùng có thể sử dụng các phương thức thanh toán truyền thống kết hợp các phương thức thanh toán hiện đại. Các bạn hãy cùng chia sẻ những phương thức thanh toán hiện đại ngày nay nhé!
Chỉ là ý kiến tham khảo

Các phương thức thanh toán hiẹn nay là:
1. Thanh Toán Bằng Thẻ
Thanh toán bằng thẻ tín dụng hiện đang là phương thức thanh toán phổ biến nhất của các giao dịch thương mại điện tử; phương thức thanh toán này hiện đang chiếm tới 90% tổng các món giao dịch cũng như doanh số bán hàng.
Ưu điểm lớn nhất của việc thanh toán bằng thẻ tín dụng đối với người mua hàng là được tiếp cận với thông tin về sản phẩm, dịch vụ và người bán hàng một cách nhanh nhất. Việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, giúp cho web site bán hàng nhanh chóng xây dựng được niềm tin trong tâm trí của khách hàng tiềm năng; nâng cao được doanh thu nhờ việc tạo điều kiện mua hàng thuận lợi cho khách.
Với một chương trình thanh toán tự động thông qua thẻ tín dụng, người mua cũng như người bán hàng trong giao dịch thương mại điện tử sẽ giảm thiểu được thời gian và chi phí để xử lý séc khống, các đơn đặt hàng và các công việc liên quan đến lưu trữ chứng từ giấy.
– Thanh toán trực tuyến bằng thẻ có hai loại sau:
+ Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: với hình thức thanh toán này, khách hàng sở hữu các loại thẻ mang thương hiệu Visa, Master, American Express, JCB có thể thanh toán hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay.
+ Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: đây là hình thức chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam nhưng lại rất phổ biến ở nước ngoài. Với cách thanh toán này các chủ thẻ đa năng tại Đông Á và chủ thẻ tại Connect 24 của Vietcombank đã có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website đã kết nối với ngân hàng Đông Á và công thanh toán OnePay.
2. Thanh Toán Bằng Séc Trực Tuyến
Phương thức thanh toán bằng séc hiện chiếm tới 11% tổng các giao dịch trực tuyến. Tuy phương thức này khá phức tạp, sau khi giao dịch trực tuyến được thực hiện, người mua phải ra khỏi mạng và gửi séc qua thư đến cho người bán
Để gia tăng tiện ích cho người sử dụng phương thức thanh toán này, “séc trực tuyến” ra đời với nhiều ưu điểm hơn là việc sử dụng séc giấy truyền thống.
Quá trình thanh toán bằng séc trực tuyến: “Séc trực tuyến” hay còn được gọi là “séc điện tử” thực chất là một loại “séc ảo”, nó cho phép người mua thanh toán bằng séc qua mạng Internet. Người mua sẽ điền vào form (nó giống như một quyển séc được hiển thị trên màn hình) các thông tin về ngân hàng của họ, ngày giao dịch và trị giá của giao dịch, sau đó nhấn nút “send” để gửi đi. Tất cả những thông tin đó hoặc sẽ được chuyển đến trung tâm giao dịch và được xử lý tại đó.
3. Thanh Toán Trực Tuyến
Đây là một dịch vụ trung gian, giúp chuyển tiền thật từ tài khoản ngân hàng thành một loại tiền ảo trên mạng nhưng vẫn có khả năng sử dụng như tiền thật để mua sắm và sử dụng thanh toán trực tuyến. Hình thức thanh toán này bảo mật hơn so với hình thức thanh toán truyền thống. Để sử dụng thanh toán trực tuyến, người tiêu dùng cần có một tài khoản trên một dịch vụ trung gian nào đó và liên kết tài khoản đó với ngân hàng, hiện nay có một số cổng thanh toán tốt như: OnePay, VTC…
4. Thanh Toán Bằng Ví Điện Tử
Với hình thức thanh toán này, người tiêu dùng phải sở hữu ví điện tử của Mobivi, Payoo, VnMart, NetCash, từ đó có thể thanh toán trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử này. Ví điện tử có thể được gắn kết với tài khoản ngân hàng để chuyển tiền giữa ví điện tử và tài khoản. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể nạp tiền vào ví bằng cách nộp tiền mặt, chuyển khoản. Chi phí phải trả cho hình thức này tương đối thấp, chi phí đăng ký dịch vụ thường được miễn phí.
5. Thanh Toán Bằng Thiết Bị Di Động Thông Minh
Đây là một hình thức thanh toán ra đời trong nền kinh tế số hóa, khá phổ biến và có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai với đại đa số người tiêu dùng bây giờ ai cũng đã quá quen thuộc và sử dụng thành thạo Smartphone. Với dịch vụ này khi đi mua sắm, người tiêu dùng không cần phải mang theo tiền mặt mà thay vào đó là thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại di động thông minh với dịch vụ Mobile Banking.
Hệ thống thanh toán qua điện thoại được xây dựng trên mô hình liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ: Ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu dùng, người tiêu dùng.
Hiện nay trên thị trường hình thức thanh toán này có một số nhà cung cấp như: Samsung, Apple, Androi, tuy nhiên có một hạn chế hình thức thanh toán này chỉ thực hiện trên các thiết bị di động đời mới Smartphone.
6. Trả Tiền Mặt Khi Giao Hàng
Đây là hình thức được người mua hàng tin dùng hơn cả vì đảm bảo hàng tận tay tới người tiêu dùng sau đó mới thanh toán. Hầu hết các website thương mại điện tử đều áp dụng phương thức COD (Cash On Delivery) cho phép người mua hàng đặt hàng trước mà không phải đặt cọc tiền và sau khi nhận được hàng thì người mua có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa, nếu hài lòng thì tiến hành thanh toán trực tiếp cho người giao hàng.
7. Thanh Toán Qua Chuyển Khoản Ngân Hàng
Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, người mua hàng chuyển tiền của mình sang tài khoản của người bán một số tiền nhất định hoặc có giá trị bằng hàng hóa đặt mua trước khi nhận được hàng. Hình thức thanh toán này chỉ nên thực hiện khi mua hàng tại các website lớn và có uy tín hoặc hai bên là khách quen của nhau. Bên cạnh lợi ích nó mang lại là người mua và người bán có thể thanh toán tiền cho nhau khi ở xa nhau thì cũng có những rủi ro cho người mua, khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém chất lượng, không như cam kết khi rao bán, quảng cáo và khó có thể đổi lại được hàng hóa nếu không ưng ý

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *