Nêu cấu tạo của QP PL xung đột?

Please follow and like us:

Quy phạm pháp luật xung đột thực hiện chức năng dẫn chiếu (chỉ ra) hệ thống pháp luật nào được áp dụng, do đó, quy phạm pháp luật xung đột không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tế, mà nó chỉ ra việc áp dụng pháp luật của một nước nào đó nhằm điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế nhất định. Quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm cơ bản và chủ yếu của tư pháp quốc tế.

///Ví dụ: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác’’ (khoản 1 Điều 762 Bộ luật dân sự năm 2005).

– Khác với các quy phạm pháp luật thông thường, quy phạm xung đột chỉ gồm 2 phần cấu thành:
“Phần phạm vi” và “phần hệ thuộc”. Tùy theo phạm vi đối tượng điều chỉnh hoặc quy trình hoặc thủ tục ban hành,… trong khoa học tư pháp quốc tế, quy phạm xung đột được chia thành các nhóm (loại) quy phạm sau: quy phạm xung đột một bên (hay còn gọi xung đột quy phạm một chiều); quy phạm xung đột hai bên (hay còn gọi xung đột quy phạm hai chiều); quy phạm xung đột mệnh lệnh; quy phạm xung đột tùy nghi; quy phạm xung đột thông thường; quy phạm xung đột thống nhất.
+ Quy phạm xung đột hai bên (quy phạm pháp luật xung đột hai chiều) là quy phạm quy định nguyên tắc chung về việc xác định pháp luật của nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể. Ví dụ: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân” (khoản 1 Điều 762 Bộ luật dân sự năm 2005).

+ Quy phạm xung đột một bên là quy phạm chỉ ra việc áp dụng pháp luật của nước cụ thể (thường là pháp luật của nước mình). Ví dụ: “Hợp đồng dân sự liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (khoản 2 Điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005).

+ Quy phạm xung đột thống nhất là quy phạm pháp luật có trong các điều ước quốc tế do các bên kết ước xây dựng nên.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *