Hiểm họa ung thư từ nước uống đường phố

Please follow and like us:

Hiểm họa ung thư từ nước uống đường phố

Một thời gian dài người tiêu dùng với tâm lý “trời kêu ai nấy dạ” bỏ mặc sức khỏe và tính mạng của mình với các loại đồ ăn thức uống đường phố dơ bẩn và đầy hóa chất khiến tình trạng bệnh ung thư diễn biến ngày một gia tang.

Trà chanh từ a-xít + vi khuẩn

Thời gian gần đây hàng loạt vụ phanh phui trà chanh sử dụng các loại hóa chất và đường hóa học để pha chế dường như vẫn không làm người tiêu dùng tỉnh ngộ với trào lưu “chém gió chém sức khỏe” này.

Cùng với sự nguy hại từ các thành phần chế biến, các quán trà chanh bán hầu hết ở vỉa hè, gần các cống rãnh, bến xe hay trước các bệnh viện, ly nhựa dùng đi dùng lại nhiều lần, ống hút chỉ rửa qua nước qua loa và không có bất cứ một người nào tại các quán trà chanh dùng bao tay khi pha chế nước hay lấy đá bỏ vào cốc.

Có “mục sở thị” ở một vài quán trà chanh chém gió gần các trường ĐH khu Nhổn hay Mỹ Đình, mới thấy sự dơ bẩn và nguy hiểm đến mức nào với sức khỏe của giới trẻ. Chủ quán dùng xô hoặc bình nước lớn, cho các loại nước thậm chí là nước vòi vào, chỉ cần chút a xít chanh, đường hóa học và khi bán, chỉ cần rót ra ly, thêm chút xíu đường cho có vị ngọt thật, 1 lát chanh cho đẹp mắt và cho đá (cũng là đá bẩn không có kiểm tra an toàn được mua từ các cơ sở sản xuất tự phát, vận chuyển rất bẩn thỉu trên đường) vậy là có thể phục vụ được.

Thậm chí có nhiều quán, trà được pha chế trên nền nhà nhớp nhúa và ẩm ướt vì nước rửa, hay trên vỉa hè vào buổi chiều để kịp bán vào ban đêm. Chúng tôi từng chứng kiến một nhân viên của quán trà chanh TN (Xã Đàn, Đống Đa) từ trong nhà vệ sinh bước ra và không rửa tay đã cầm ngay cái ly rót trà, cho đá vào để phục vụ khách.

Chị Phương một chủ quán trên đường Trần Duy Hưng cho biết: Chỉ cần bỏ vốn 200.000 đồng cho bột trà, chanh tươi để cắt lát mỏng bỏ vào cho đẹp và 5 kg đường là đã có thể thu vào gần 10 triệu đồng.

Giá bán cũng mỗi nơi một kiểu, nếu quán nằm ở khu vực trung tâm thì 1 ly trà chanh khoảng 16.000 đồng, còn ở khu vực vùng ven, ngoại thành thì chỉ khoảng 8.000 đồng/ly. Hầu hết những khách uống trà chanh đều biết tác hại của hóa chất. Thế nhưng khi được hỏi có lo sợ gì khi dùng trà chanh mỗi ngày thì một cô gái trả lời tỉnh bơ: “Trời kêu ai nấy dạ” chứ biết sao bây giờ. Miễn là vui!

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, số tử vong do ung thư hằng năm lên đến 82.000 trường hợp, tỉ lệ tử vong/mắc lên đến 73,5% và vào loại cao hàng đầu thế giới. Được biết, tỉ lệ tử vong/mắc ở bệnh nhân ung thư chung toàn thế giới là 59,7%. Ở các nước phát triển, tỉ lệ này hạ xuống 49,4% và các nước đang phát triển là 67,8%, đều thấp hơn tỉ lệ tử vong ở Việt Nam. Và nguyên nhân chính là do ăn uống, ô nhiễm môi trường sống nặng nề.

Câu hỏi đặt ra như sau:

Câu 1/ Bạn lý giải và đánh giá gì về hiện tượng trên?

Câu 2/ Khách hàng ở Việt Nam hiện nay có được tôn trọng không? Làm thế nào để khách hàng được tôn trọng hơn?

Câu 3/ Loại hình kinh doanh trên là gì? Theo luật kinh doanh thì có được phép không? Vì sao?

Câu 4/ Để thực hiện hoạt động kinh doanh, cần những điều kiện tối thiểu là gì? Là người kinh doanh, cần những phẩm chất/tiêu chuẩn gì?

Câu 1. Bạn lý giải và đánh giá gì về hiện tượng trên?

Đây là hiện tượng mà hiện nay mang tính phổ biến ở Việt Nam, thể hiện cho môi trường kinh doanh chưa lành mạnh, manh mún, chụp giật, nhỏ lẻ (giáo trình QTKD, phần môi trường kinh doanh).
Môi trường kinh doanh đó:
– Người bán thì còn nhiều hiện tượng chụp giật, manh mún, nhỏ lẻ
– Người mua thì trình độ hiểu biết còn yếu, kiến thức và văn hóa tiêu dùng chưa tốt
– Quản lý nhà nước thì chưa nghiêm, đôi chỗ còn vụ lợi, cửa quyền.
MTKD Việt Nam hiện nay có đặc trưng gì?
1/ Cơ chế kt thị trường có sự quản lý (QL) của NN:
2/ Các yếu tố ‘thị trường’ mới đang dần hình thành
* Biểu hiện chủ yếu ở:
o Giá cả hàng hóa (H2) chưa do thị trường quy định
o Mọi H2 chưa được luân chuyển tự do, thường vấp phải các lực cản
o Điều hành nền kt mang nặng dấu ấn tập trung, xin – cho
o Chưa tách biệt giữa QLNN và QTKD
o Cán bộ công quyền còn can thiệp sâu vào các HĐKD của DN
* Tác động đến nhiều HĐKD như:
o Không thuận lợi khi gia nhập hay rời bỏ thị trường
o Chủ động ứng phó với các vấn đề chưa hoàn hảo gây khó khăn cho HĐKD
o Với tầm nhìn ngắn hạn DN vẫn thích:
• Lựa chọn phương thức XD giá cả từ giá thành
• Phục vụ khách hàng theo ‘cái mà mình có’
3/ Tư duy còn manh mún, truyền thống, cũ kĩ
* Biểu hiện của tư duy manh mún, cũ kỹ:
o Qui mô KD quá nhỏ bé
o KD theo kiểu phong trào, a dua
o Ít có khả năng đổi mới các SP theo kịp các đòi hỏi mới của thị trường
o KD thiếu tính phường hội/hiểu, làm không đúng tính chất phường hội,…
o Thiếu cái nhìn dài hạn về sự phát triển và lợi ích
* Tác động: KD không có kiến thức hoặc không theo quan điểm lợi ích dài hạn thì thành công là rất khó đạt được còn thất bại là nhãn tiền; xét dài hạn thường không có Hq hoặc Hq thấp
4/ MTKD hội nhập quốc tế
5/ Tính chất bất ổn ngày càng gia tăng

Câu 2. Khách hàng ở Việt Nam hiện nay có được tôn trọng không? Làm thế nào để khách hàng được tôn trọng hơn

Khách hàng chưa được tôn trọng và đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, hiểm họa ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe.
Cái cần để khách hàng được tôn trọng hơn là:
1/ Hệ thống pháp luật chuẩn và đội ngũ thực thi pháp luật nghiêm minh
2/ Đạo đức, văn hóa, cái tâm, cái tầm của người kinh doanh
3/ Trình độ hiểu biết và tự bảo vệ mình của khách hàng
Tựu trung là một môi trường kinh doanh, môi trường sống lành mạnh, văn minh.

Câu 3. / Loại hình kinh doanh trên là gì? Theo luật kinh doanh thì có được phép không? Vì sao?

Loại hình kinh doanh trên là loại hình kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ (Cá nhân hoạt động thương mại) – Theo Khoản 1, điều 3, NĐ 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
Loại hình kinh doanh trên phạm khoản 1, điều 5, NĐ 39/2007/NĐ-CP
Điều 5. Phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại
1. Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này.
3. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này.
4. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đong, đo, đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mình thực hiện.

Câu 4. Để thực hiện hoạt động kinh doanh, cần những điều kiện tối thiểu là gì? Là người kinh doanh, cần những phẩm chất/tiêu chuẩn gì?

Điều kiện tối thiểu để thực hiện hoạt động kinh doanh
– Phải có ý tưởng kinh doanh
– Phải có kiến thức, hiểu biết về quản trị kinh doanh, kiến thức xã hội, luật pháp
– Phải đam mê, tâm huyết và ham làm giàu
– Có vốn và các nguồn lực
Cần các tiêu chuẩn
– Các tiêu chuẩn
• Khả năng truyền thông
• Khả năng thương lượng, thỏa hiệp
• Tư duy sáng tạo mang tính toàn cầu
• Phản ứng linh hoạt, hành động lịch thiệp, am hiểu đa văn hóa
– Mức độ cao hay thấp phụ thuộc vào vị trí, cương vị HĐ của từng NQT

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *