Hãy trình bày về quá trình xét duyệt bán chịu trong chu trình tiêu thụ, quá trình xét duyệt bán chịu thường có những rủi ro gì và cơ chế kiểm soát tương ứng để đối phó với rủi ro đó. Liên hệ thực tiễn trong quá trình phân tích.

Please follow and like us:

Hãy trình bày về quá trình xét duyệt bán chịu trong chu trình tiêu thụ, quá trình xét duyệt bán chịu thường có những rủi ro gì và cơ chế kiểm soát tương ứng để đối phó với rủi ro đó. Liên hệ thực tiễn trong quá trình phân tích.

Xét duyệt bán chịu: Sau khi tiếp nhận đơn đặt hàng, bộ phận xét duyệt bán chịu sẽ xác minh khách hàng để duyệt hạn mức tín dụng. Để tránh trường hợp bán chịu cho những khách hàng không đủ tiêu chuẩn theo chính sách bán chịu dẫn đến mất hàng, không thu được tiền; nhân viên bán hàng có thể cấp quá nhiều hạn mức bán chịu cho khách để đẩy mạnh doanh thu bán hàng làm doanh nghiệp phải gánh chịu rủi ro tín dụng quá mức các thủ tục kiểm soát:

Bộ phận xét duyệt bán chịu cần phải độc lập với nhân viên/bộ phận bán hàng.

Doanh nghiệp cần có những quy định chặt đặc biệt với khách hàng nhỏ và khách hàng chỉ giao dịch một lần. Sau khi phê chuẩn, bộ phận xét duyệt bán chịu cần ký hoặc đánh dấu lên lệnh bán hàng. Bộ phận kho không được xuất hàng cho những đơn hàng không có phê chuẩn của bộ phận xét duyệt bán chịu.

Sử dụng những nhân viên có năng lực và đạo đức ở bộ phận này vì khâu xét duyệt bán chịu có tính chất quyết định đến việc bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.

Hiện tại, các doah nghiệp bán lẻ lớn để hạn chế rủi ro trong hoạt động xét duyệt bán chịu thường sử dụng những đơn vị bên thứ  3 tham gia vào hoạt động này của công ty. Những đơn vị bbene thứ 3 thường là những ngân hàng hoặc trung gian tài chính, và chính họ sẽ đảm bảo cho khoản tài sản mầ công ty bán chịu cho khách hàng. Có thể thấy việc liên kết như vậy trong thực tế rất nhiều như : Mua xe trả góp, mua nhà trả góp hay mua máy tính, điện thoại trả góp ở các công ty lớn như Thegioididongj, fpt shop, Vin homes,… Việc này vừa giúp doanh nghiệp tách biệt hoàn toàn bộ phận xét duyệt bán chịu và bộ phận bán hàng đồng thời có thể dử dụng được những nhân viên có kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn của các tổ chức tài chính, ngân hàng vào hoạt động của công ty mình.

Đối với những công ty nhỏ, hoạt động xét duyệt bán chịu cũng được kiểm soát chặt chẽ, tuy không sử dụng được nhân lực cuẩ những đơn vị bên ngoài nhưng những yêu cầu của công ty luôn được đặt ra và thực hiện nghiêm túc. Ví dụ tại công ty em việc bán chịu cho một khách hàng phải tuân thủ đúng nguyên tắc khách hàng phải đạt những chỉ tiêu:
– Mua hàng của công ty với tổng giá trị trên 1 tỷ  ở những lần trước

-Chưa từng nợ quá hạn tiền hầng ảu công ty.

– Số tiền nợ không quá 50% giá trị đơn hàng.

Như vậy công ty mới có thể kiểm soát được những rủi ro có thể sảy ra trong quá trình bán chịu hàng hóa, dịch vụ của mình cho khách hàng.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *