Chủ nghĩa Mác ra đời trên cơ sở, điều kiện tiền đề về (1) Kinh tế – xã hội (2) Tiền đề lý luận, (3) Tiền đề khoa học tự nhiên:
1. Về Kinh tế – xã hội: Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp được thực hiện trước tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng công nghiệp không những đánh dấu bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản. Mâu thuẫn sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa với quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 và hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại chủ tư bản. Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứng yêu cầu soi sáng bằng lý luận khoa học cho cuộc cách mạng của giai cấp vô sản.
2. Về tiền đề lý luận: Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng ở các nước Pháp và Anh. Trong đó, C.Mác đã giải quyết những bế tắc mà bản thân các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh đã không thể vượt qua được để xây dựng nên lý luận về giá trị thặng dư, luận chứng khoa học về bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản và nguồn gốc kinh tế dẫn đến sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản cũng như sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội.
3. Về tiền đề khoa học tự nhiên: Cùng với những điều kiện kinh tế-xã hội và tiền đề lý luận, những thành tựu khoa học tự nhiên cũng là những tiền đề, luận cứ và những minh chứng khẳng định tính đúng đắn về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác; trong đó, trước hết là việc phát hiện quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, Thuyết tiến hóa và Thuyết tế bào.
Cùng với dó là điều kiện chủ quan:
C.Mác và Ph.Ăngghen đã sớm nhận thấy những mặt tích cực và hạn chế trong triết học của Hêghen và Phoiơbắc: kế thừa “cái hạt nhân hợp lý”, cải tạo và loại bỏ cải vỏ thần bí duy tâm để xây dựng nên lý thuyết mới của phép biện chứng; kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử khác để xây dựng lý luận mới của chủ nghĩa duy vật
– Chỉ trong một thời gian ngắn (từ 1843-1848) vừa hoạt động thực tiễn, vừa nghiên cứu khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có nhiều tác phẩm lớn “Thời trẻ” thể hiện quá trình chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị và từng bước củng cố, dứt khoát, kiên định, nhất quán và vững chắc lập trường đó, mà nếu không có sự chuyển biến này thì chắc chắn sẽ không có Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chính sự tích cực nghiên cứu và bộ não thiên tài của Mác và Ăngghen đã tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa MáC
Sự ra đời của nó chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội:
Chủ nghĩa Mác ra đời là thành tựu trí tuệ của loài người, phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng thế giới, là một tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển lịch sử của tư tưởng nhân loại.