Hiểu năng suất lao động theo một nghĩa đơn giản nhất
Năng suất lao động của 1 giờ làm việc của bạn sẽ bằng thu nhập, giá trị lao động mà bạn tạo ra. Ví dụ: 1 giờ trông quán nét được trả từ 20 – 30K thì có thể nói năng suất lao động của 1 lao động trông quán nét là 20 – 30K. Nhưng với 1 giờ của một giáo viên thì lại có giá trị hoàn toàn khác có thể là 50k – 50 triệu/ giờ…
Tại sao có sự chênh lệch về năng suất lao động như vậy
Năng suất lao động chênh lệch là phần giá trị tạo ra giữa những lao động là khác nhau. Giá trị của 1 lao động trông quán nét chỉ dừng lại ở hoạt động thu tiền, canh giữ tài sản. Còn giá trị của một giáo viên giỏi có thể truyền tải lượng kiến thức lớn cho rất nhiều người, và giá trị có thể được nhân lên. Một lao động làm hết thời gian là giá trị sẽ hết còn một lao động làm hết thời gian thì giá trị lại tiếp tục được truyền tải và nhân lên.
Việc chênh lệch về năng suất lao động cũng là một điều hết sức bình thường khi xét tới khía cạnh giá trị bỏ ra. Giá trị bỏ ra là thời gian chuẩn bị đào tạo để có thể thực hiện được công việc. Với một lao động trông quán nét thì chỉ mất từ 10 tới 30 phút là có thể thực hiện việc đào tạo, hướng dẫn nhưng với một giáo viên thì chúng ta cần tới 01 – 05 năm để đào tạo và hướng dẫn cùng với đó là một lượng chi phí khổng lồ cho giáo trình, giáo cụ học tập… Vậy nên giá trị bỏ ra cũng có sự chênh lệch nhau rất nhiều.
Năng suất lao động cao đồng nghĩa với thu nhập cao
Về lý thuyết thì năng suất lao động cao đồng nghĩa với thu nhập cao, và trong dài hạn xét tới quá trình tổng thể thì điều này hoàn toàn đúng. Nhưng trong thực tế và ngắn hạn thì điều đó có thể không hẳn chính xác.