Bài học hoàn thiện chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam

Please follow and like us:

Câu hỏi:

Bài học hoàn thiện chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam

  • Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến TMQT và ĐTQT theo tiêu chuẩn chung của quốc tế
  • Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại. Các trung tâm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên trao đổi thông tin. Các tổ chức này cần tích cực thu thập thông tin về thị trường, thị hiếu khách hàng,.. cho các doanh nghiệp trong nước cũng như tạo ra những kênh thông tin về sản phẩm trên thị trường các quốc gia khác nhau, hỗ trợ thương mại,…
  • Việt Nam cần sớm xây dựng, hoàn thiện các rào cản thương mại, đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy định quốc tế nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp trong nước khi nền kinh tế Việt nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kt thế giới.
  • Việt Nam đã xác định rõ các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để càng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc khẳng định thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Để làm được điều này Việt Nam cần có một chính sách kiểm tra chất lượng hàng XK khắt khe nhằm không cho hàng kém phẩm chất lọt ra thị trường bên ngoài để giữ uy tín và nâng cao thương hiệu cho các Doanh nghiệp
  • VN cần  phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ từ đó tăng cường cung cấp các nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp trong nước, giảm sự phục thuộc nguồn nguyên vật liệu từ nước ngoài. từ đó xây dựng nên các khu chế xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc gia.
  • Tăng cường hoạt động của các tổ chức XTTM và Đầu tư -> hỗ trợ cho phát triển thu hút FDI. Mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức xúc tiến.
  • Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hình thành quy hoạch tổng thể cho từng vùng.
  • Hoàn thiện các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI
  • Thực hiện tự do hóa tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận các nguồn vốn.
  • Mở rộng phạm vi được phép đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài
  • Đa dạng hóa các đối tác đầu tư. Tăng cường thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *