Anh (chị) hãy so sánh 2 loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Nhận xét về thực trạng 2 loại hình doanh nghiệp này trong thực tiễn kinh tế Việt Nam hiện nay. Hãy bình luận ý kiến: “Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp ưu việt nhất hiện nay”.

Please follow and like us:

Anh (chị) hãy so sánh 2 loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Nhận xét về thực trạng 2 loại hình doanh nghiệp này trong thực tiễn kinh tế Việt Nam hiện nay. Hãy bình luận ý kiến: “Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp ưu việt nhất hiện nay”.

Anh (chị) hãy so sánh 2 loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

Giống nhau:

– Đều là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2014;

– Đều có tư cách pháp nhân;

– Có nhiều chủ sở hữu;

– Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty;

– Số vốn góp không đủ và không đúng hạn được coi là khoản nợ đối với công ty.

Khác nhau:

Chỉ tiêu Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty Cổ Phần
Số lượng

thành viên

Tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên. Tối thiểu là 03 thành viên và không giới hạn tối đa.
Cấu trúc vốn Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau. Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau, được ghi nhận bằng cổ phiếu.
Góp vốn Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chỉ được góp bằng tài sản khác nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Góp đủ số vốn đã đăng ký góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Huy động vốn Không được phát hành cổ phiếu. Được phát hành cổ phiếu.
Chuyển nhượng vốn Chuyển nhượng phải có điều kiện (ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên công ty). Dễ dàng, tự do chuyển nhượng (trừ trong 03 năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác và cho người khác không phải là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông)
Cơ cấu tổ chức Có một mô hình:

Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát (công ty có ít hơn 11 thành viên không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát)

Có hai mô hình:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức giữ dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát);

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị).

Nhận xét về thực trạng 2 loại hình doanh nghiệp này trong thực tiễn kinh tế Việt Nam hiện nay.

Để đánh giá thực trạng 2 loại hinhd doanh nghiệp này thực tế tại nước ta sử dụng một số liệu từ cổng thông tin dăng ký doanh nghiệp như sau:

Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới 3 tháng đầu năm 2017 -2018 theo loại hình doanh nghiệp

(Nguồn: https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

Như vậy có thể thấy, thực tế đây là hai loại hình doanh nghiệp khá phổ biến tại nước ta.

Hãy bình luận ý kiến: “Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp ưu việt nhất hiện nay”.

Ý kiến trên chưa chính xác. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu nhược điểm phù hợp với từng ngành, lĩnh vực kinh tế cũng nhu chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp do đó không thể nói loại hình doanh nghiệp nào ưu việt nhất. Ví dụ: khi kinh doanh quán bún đậu mắm tôm, chủ hộ kinh doanh chỉ nên đăng ký loại hình doanh nghiệp tư nhân là phù hợp nhất.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *