Anh (chị) hãy phân biệt quản trị lợi nhuận với quản trị ngân quỹ. Hãy chứng minh tầm quan trọng của quản trị ngân quỹ đối với doanh nghiệp, minh chứng bằng ví dụ.

Please follow and like us:

Anh (chị) hãy phân biệt quản trị lợi nhuận với quản trị ngân quỹ. Hãy chứng minh tầm quan trọng của quản trị ngân quỹ đối với doanh nghiệp, minh chứng bằng ví dụ.

Quản lý ngân quỹ.

Quản lý ngân quỹ là sự tác động của các chủ thể quản lý trong doanh nghiệp lên các khoản thực thu và thực chi bằng tiền nhằm thay đổi mức tồn quỹ thục tế của doanh nghiệp sao cho ngân quỹ doanh nghiệp đạt mức tối ưu nhắm tối đa hoá giá trị tài sản của chú sở hữu và đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp trong từng thời kỳ trong điều kiện biến động của môi trường.

Nội dung của việc quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc nghiên cứu theo trình tự những vấn đề sau :

+Doanh nghiệp có những khoản thực thu nào?

+Doanh nghiệp có những khoản thực chi nào?

+Lập dự toán nhu cầu tiền như thế nào ?

+Xác định mức tồn quỹ tối ưu như thế nào ?

+Làm thế nào để lập được kế hoạch quản lý ngân quỹ ?

Quản trị lợi nhuận

Quản trị lợi nhuận là hành động điều chỉnh lợi nhuận kế toán của nhà quản trị DN nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kế toán. Kế toán theo cơ sở dồn tích mang lại cơ hội tiềm tàng, đầu tiên cho hành vi này của nhà quản trị, trong khi kế toán theo cơ sở tiền giúp cho nhà nghiên cứu “khám phá” hành vi và mức độ điều chỉnh mức độ lợi nhuận của họ.

Quản trị lợi nhuận tậр trung vàо mụс đíсh làm thаy đổi giá trị lợi nhuận báо сáо сủа сáс dоаnh nghiệр thео hướng сó lợi tùy thео mụс tiêu đề rа сủа bаn quản trị dоаnh nghiệр và tình hình hоạt động thựс tế сủа dоаnh nghiệр. Bởi mọi hоạt động kinh dоаnh сủа dоаnh nghiệр đều dẫn đến đíсh сuối сùng сủа сáс сhỉ tiêu tài сhính là lợi nhuận thuần, dо vậy thео lý thuyết, сó rất nhiều рhương рháр сó thể thựс hiện hành vi quản trị lợi nhuận và ngượс lại, hầu hết сáс yếu tố về tài сhính dоаnh nghiệр đều сó tương quаn với mứс độ quản trị lợi nhuận сủа dоаnh nghiệр.

Tầm quan trọng của quản lý Ngân Quỹ :

Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt , giữa chu kỳ trả tiền và chu kỳ chờ thu tiền là lý do quan trọng khiến các doanh nghiệp phải quản lý ngân quỹ .

*Sự chênh lệch giữa chu kỳ trả tiền và chu kỳ chờ thu tiền :

Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là tìm hình thức tài trợ, hay cách sử dụng ngân quỹ nào , doanh nghiệp cần cân nhắc đến vấn đề nguồn đó có phù hợp với chu kỳ kinh doanh và chu kỳ chờ thu tiền mặt của doanh nghiệp không .

Chu kỳ kinh doanh = chu kỳ dự trữ +chu kỳ chờ thu tiền

Chu kỳ kinh doanh, là khoảng thời gian kể từ khi tiếp nhận nguyên vật liệu nhập kho cho đến khi thu được tiền bán hàng . Chu kỳ kinh doanh được hợp thành từ hai bộ phận :

+ Bộ phận thứ nhất : khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhập kho nguyên vật liệu cho đến khi giao hàng cho khách hàng khoảng thời gian này được gọi là Chu Kỳ Dự Trữ .

+Bộ phận thứ hai : khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp giao hàng cho khách hàng cho đến khi doanh nghiệp thu được tiền về khoảng thời gian này gọi là Chu Kỳ Chờ Thu Tiền .

Như chúng ta đã biết, thu chi ngân quỹ không xảy ra một cách đồng thời doanh nghiệp có thể đã nhận nguyên vật liệu nhưng phải một thời gian sau , doanh nghiệp mới trả tiền. Khoảng thời gian này là chu kỳ trả tiền . Doanh nghiệp đã giao hàng cho khách hàng nhưng phải một thời gian sau mới thu được tiền bán hàng . Khoảng thời gian này được gọi là Chu Kỳ Tiền Mặt . Như vậy ta có công thức sau:

Chu kỳ kinh doanh = chu kỳ trả tiền + chu kỳ tiền mặt

Chu kỳ tiền mặt = chu kỳ kinh doanh – chu kỳ trả tiền

Ví dụ: Công ty TNHH Hoa Hồng có chu kỳ trả tiền cho nhà cung ứng 03 tháng, như vậy công ty cần dự trữ tiền mặt và chuẩn bị lượng tiền đảm bảo cho chu kỳ này.
* Dự phòng cho những tổn thất bất thường :

Doanh nghiệp giữ tiền vì động lực dự phòng , nhằm ngăn ngừa khả năng thu chi tiền trong tương lai biến động không thuận lợi sẽ dẫn đến tình trạng không đảm bảo được khả năng thanh toán . Trong hoạt động hường ngày doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi rovề thiên tai , khách hàng của doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán … chính vì vậy doanh nghiệp phải giữ một khoản tồn quỹ nhất định để dự phòng cho những biến động bất thường đó , vì những biến động bất thường này có thể trực tiếp làm giảm các khoản thực thu của doanh nghiệp hoặc buộc doanh nghiệp phải chi những khoản chi bất thường . Như vậy chi phí cho việc dự phòng những bién động bất thường đó chính là khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể kiếm được nếu sử dụng khoản tồn quỹ đó vào kinh doanh . Lượng tồn quỹ lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổn thất mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu khi những rủi ro trên xảy ra .

* Mối quan hệ mật thiết giữa vốn lưu động ròng ,nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ.

Vốn lưu động ròng (Net Working Capital-NWC) là phần nguồn dài hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động . Nói cách khác vốn lưu động ròng (NWC) là khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động và nguồn ngắn hạn hoặc giữa nguồn dài hạn và tài sản cố định

NWC=tài sản lưu động – nguồn ngắn hạn

NWC=nguồn dài hạn –tài sản cố định

Nhu cầu vốn lưu động ròng là lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần đẻ tài trợ cho một phần tài sản lưu động (hàng tồn kho và các khoản phải thu )

Nhu cầu vốn lưu động ròng =tồn kho và các khoản phải thu –nợ ngắn hạn

Ngân quỹ =vốn lưu động ròng –nhu cầu vốn lưu động ròng

Như vậy quản lý ngân quỹ đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động quản lý của doanh nghiệp . Vì , thứ nhất , doanh nghiệp cần đảm bảo cho khả năng thanh toán của mình tại mọi thời điểm ,đặc biệt là khoảng thời gian giữa thời điểm doanh nghiệp trả tiền cho nhà cung cấp và thời điểm doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng .Thứ hai ,ngân quỹ với hoạt động các yếu tố sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có mối quan hệ biện chứng . Thứ ba , giữa ngân quỹ , vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng có mối quan hệ mật thiết , nếu thay đổi một trong ba yếu tố còn lại cũng sẽ thay đổi theo và tác động đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp .

Xem thêm: Các câu hỏi quản trị tài chính

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *